Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

  • A. Hợp tác.
  • B. Dân chủ.
  • C. Hòa bình.
  • D. Hữu nghị. 

Câu 2: Xu thế chung của thế giới hiện nay là: 

  • A. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
  • B. Đối đầu thay đối thoại.
  • C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
  • D. Chạy đua vũ trang

Câu 3: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

  • A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
  • B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
  • C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
  • D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

Câu 4: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?

  • A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
  • B. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  • C. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
  • D. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

  • A. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
  • B. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình.
  • C. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 6: Đối lập với hoà bình là tình trạng: 

  • A. Hoà hoãn. 
  • B. Chiến tranh. 
  • C. Cạnh tranh
  • D. Biểu tình.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  • A. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. 
  • B. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
  • C. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột. 
  • D. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. 

Câu 8: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của: 

  • A. Chỉ những nước lớn.
  • B. Nước đang có chiến tranh. 
  • C. Nước đang phát triển.
  • D. Các quốc gia trên thế giới.

Câu 9: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

  • A. Bảo vệ pháp luật.
  • B. Bảo vệ hòa bình.
  • C. Bảo vệ đất nước.
  • D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 10: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng: 

  • A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • B. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
  • D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 11: Đâu là phòng trào nhân đạo quốc tế: 

  • A. Chữ thập đỏ
  • B. Chống toàn cầu hóa. 
  • C. Vì người di cư
  • D. Nói không với thí nghiệm trên động vật.

Câu 12: Năm vòng tròn trên cờ Ô-lim-píc đại diện cho: 

  • A. 5 châu lục. 
  • B. 5 chủng người
  • C. 5 đại dương.
  • D. 5 dân tộc.

Câu 13: Thế vận hội được tổ chức đầu tiên ở đâu ?

  • A. Pháp.
  • B. Ai Cập.
  • C. Hy Lạp. 
  • D. La Mã.

Câu 14: Thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm:

  • A. 1866.
  • B. 1896.
  • C. 1869.
  • D. 1899.

Câu 15: Loài thực vào nào là biểu tượng cho hòa bình?

  • A. Cành mai. 
  • B. Cành mận.
  • C. Cành ô-liu. 
  • D. Bông lúa. 

Câu 16: Cần bảo vệ hoà bình vì hoà bình: 

  • A. mang đến thảm hoạ cho loài người
  • B. là khát vọng của toàn nhân loại.
  • C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
  • D. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 17: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 02/9/1945.
  • C. 01/5/1975.
  • D. 30/4/1954.

Câu 18: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

  • A. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  • C. Hòa bình, độc lập và phát triển.
  • D. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

  • A. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
  • B.  Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  • C. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
  • D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

Câu 20: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
  • B. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
  • C. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh.
  • D. Tham quan, dã ngoại.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác