Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

  •    A. 1008
  •    B. 1009
  •    C. 1010
  •    D. 1011

Câu 2: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

  •    A. Năm 1010.
  •    B. Năm 1045.
  •    C. Năm 1054.
  •    D. Năm 1075.

Câu 3: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:

  •    A. Hình thư
  •    B. Gia Long
  •    C. Hồng Đức
  •    D. Cả 3 đều sai

Câu 4: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

  •    A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
  •    B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
  •    C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
  •    D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 5: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

  •    A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
  •    B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
  •    C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
  •    D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 6: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

  •    A. Hòa hảo thân thiện.
  •    B. Đoàn kết tránh xung đột
  •    C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  •    D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Câu 7: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  •    A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
  •    B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
  •    C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
  •    D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 8: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

  •    A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
  •    B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
  •    C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
  •    D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 9: Cấm quân là:

  •    A. quân phòng vệ biên giới.
  •    B. quân phòng vệ các lộ.
  •    C. quân phòng vệ các phủ.
  •    D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu 10: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:

  •    A. Cấm thành
  •    B. La thành
  •    C. Hoàng thành
  •    D. Vi thành

Câu 11: Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?  

  • A. dân binh, công binh.
  • B. cấm quân, quân địa phương.
  • C. cấm quân, công binh.
  • D. dân binh, ngoại binh.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?  

  • A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ.
  • B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành.
  • C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển.
  • D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.

Câu 13: Đơn vị hành chính địa phương lớn nhất dưới thời Lý là  

  • A. Lộ
  • B. Đạo
  • C. Phủ
  • D. Châu

Câu 14: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?  

  • A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
  • B. Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó là kinh đô của nhà Đinh- Tiền Lê
  • C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
  • D. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?  

  • A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
  • B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
  • C.Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.
  • D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.

Câu 16: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

  • A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
  • B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
  • C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
  • D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Câu 17: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

  • A. Ngồi yên đợi giặc đến.
  • B. Đầu hàng giặc.
  • C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.
  • D. Liên kết với Cham-pa.

Câu 18: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
  • B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
  • C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
  • D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 19:  Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

  • A. Lý Kế Nguyên.
  • B. Vua Lý Thánh Tông.
  • C. Lý Thường Kiệt.
  • D. Tông Đản.

Câu 20: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là  

  • A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.
  • B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
  • C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
  • D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 21: Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?  

  • A. Chủ động đề nghị “giảng hòa”.
  • B. Tổng tiến công để tiêu diệt kẻ thù và buộc chúng phải kí hàng ước.
  • C. Tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt kẻ thù.
  • D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt kẻ thù.

Câu 22: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
  • B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
  • C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
  • D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

Câu 23: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.

Câu 24:  Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là  

  • A. Hà Bổng, Hà Trương.
  • B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.
  • C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.
  • D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác