Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 6 Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 6 Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ  XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

  • A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
  • B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  • C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  • D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

Câu 2: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là

  • A. Thanh.
  • B. Minh.
  • C. Nguyên.
  • D. Tần

Câu 3: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là

  • A. Tần và Đường.
  • B. Nguyên và Thanh.
  • C. Đường và Thanh.
  • D. Tống và Nguyên.

Câu 4: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra

  • A. nhà Tần.
  • B. nhà Triệu.
  • C. nhà Tống.
  • D. nhà Minh.

Câu 5: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?

  • A. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
  • B. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự.
  • C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi.
  • D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi.

Câu 6: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.
  • B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
  • C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  • D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.

Câu 7: Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì

  • A. loạn tam quốc.
  • B. Ngũ đại, thập quốc.
  • C. Xuân thu.
  • D. Chiến quốc.

Câu 8: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

  • A. Phát triển mạnh mẽ.
  • B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
  • C. Không có gì thay đổi so với trước đó.
  • D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

Câu 9: Người sáng lập ra triều Minh ở Trung Quốc là

  • A. Tần Doanh Chính.
  • B. Chu Nguyên Chương.
  • C. Triệu Khuông Dẫn.
  • D. Lý Thế Dân.

Câu 10: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

  • A. Thời Tống – Nguyên.
  • B. Thời Minh – Thanh.
  • C. Thời Tần – Hán.
  • D. Thời Đường – Tống.

Câu 11: Vương triều phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là

  • A. Tần.
  • B. Nguyên.
  • C. Mãn Thanh.
  • D. Tống.

Câu 12: Chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

  • A. Nhà Nguyên.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Minh.
  • D. Nhà Hán.

Câu 13: Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?

  • A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
  • B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
  • C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
  • D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.

Câu 14: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?  

  • A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • B. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
  • C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
  • D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.

Câu 15: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh

  • A. suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
  • B. bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.
  • C. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
  • D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.

Câu 16: Những vương triều ngoại tộc nào từng thống trị ở Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Nguyên và Mãn Thanh.
  • B. Minh và Mãn Thanh.
  • C. Hán và Đường.
  • D. Tùy và Nguyên.

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

  •    A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.
  •    B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.
  •    C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.
  •    D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.

Câu 18: Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?

  •    A. Quý tộc, nông dân.
  •    B. Địa chủ, nông nô.
  •    C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh.
  •    D. Quý tộc, nông nô.

Câu 19: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

  •    A. Nho giáo.
  •    B. Đạo giáo.
  •    C. Phật giáo.
  •    D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.

Câu 20: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?

  •    A. Kĩ thuật in.
  •    B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.
  •    C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
  •    D. Đóng tàu, chế tạo súng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác