Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 10 Đế quốc Mô-gôn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 10 Đế quốc Mô-gôn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vương triều Mô – gôn có vị trí như thế nào trong tiến trình tồn tại của chế độ phong kiến Ấn Độ?

  • A. thời kì cuối cùng
  • B. thời kì đầu tiên
  • C. thời kì tồn tại dài nhất.
  • D. thời kì khủng hoảng.

Câu 2: Vương triều Mô-gôn phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay dưới thời vua nào?

  • A. Thời kì vua Ao-reng-dép.
  • B. Thời kì vua Acơba.
  • C. Thời kì vua Sa Gia-han.
  • D. Thời kì vua Gia-han-ghi-a.

Câu 3: Biện pháp nào được hầu hết các vị vua thuộc vương triều Mô – gôn thực hiện để cai trị đất nước?

  • A. dùng quyền chuyên chế, độc đoán với nhiều hình phạt khắc nghiệt. 
  • B. cải cách chế độ thuế khóa và miễn thuế theo định kì 3 năm/lần.
  • C. cải cách ruộng đất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân.
  • D. thực hiên chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.

Câu 4: Người thiết lập vương triều Môgôn ở Ấn Độ là

  • A. Timua Leng               
  • B. Acơba
  • C. Babua
  • D. Giahanghia

Câu 5: Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đã

  • A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
  • B. cải cách bộ máy nhà nước tập trung quyền lực trong tay vua.
  • C. xây dựng luật phát chặt chẽ và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng.
  • D. hiện thiện bộ máy nhà nước ở địa phương, chấm dứt tình trạng cắt cứ.

Câu 6: Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ?

  • A. Do sự suy yếu của đất nước dưới thời vua Gia-han và Sa-gia-han.
  • B. Do dân chúng bất mãn, chống đối, khởi nghĩa
  • C. Do thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
  • D. Do sự suy yếu của đất nước, sự bất mãn của quần chúng, bị ngoại xâm.

Câu 7: Một trong những nguyên nhân làm cho vương triều Mô-gôn suy yếu là?

  • A. Do thường xuyên tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng
  • B. Do mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ triều đình
  • C. Do các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thường xuyên
  • D. Do việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc hết sức tốn kém

Câu 8:  Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê - li và vương triều Hồi giáo Mô - gôn là gì?

  • A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc.
  • B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa
  • C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ
  • D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

Câu 9: Điểm khác của vương triều Mô - gôn so với vương triều Hồi giáo Đê - li là gì?

  • A. Là vương triều ngoại tộc
  • B. Là vương triều theo Hồi giáo
  • C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”
  • D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ

Câu 10:  Vương triều Mô-gôn so với Vương triều Hồi giáo Đê-li có điểm gì khác nhau về chính sách phát triển tôn giáo nói chung?

  • A. Thực hiện chính sách hòa đồng tôn giáo.
  • B. Thực hiện chính sách kì thị tôn giáo.

  • C. Thực hiện chinh sách đa tôn giáo, đa tín ngưỡng.

  • D. Thực hiện chính sách tàn sát người theo Hồi giáo.

Câu 11: Công trình kiến trúc nào sau đây của Ấn Độ được UNESCO miêu tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới (1983)”?

  • A. Cổng lăng A – cơ – ba.
  • B. Lâu đài Thành Đỏ.
  • C. Lăng Tai-giơ Ma-han
  • D. Chùa A-gian-ta

Câu 12: Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?  

  • A. A-sô-ca
  • B. A-cơ-ba
  • C. Bim-bi-sa-ra
  • D. Chan-đra-gúp-ta Mau-rya

Câu 13:  Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Đấng chí tôn”?

  • A. Babua                          
  • B. Acơba                         
  • C. Giahanghia                                
  • D. Sa Hagian

Câu 14: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó là những biện pháp gì?

  • A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo
  • B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế
  • C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo
  • D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế

Câu 15: Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?  

  • A. Chữ tượng hình.
  • B. Chữ tượng ý.
  • C. Chữ Hin-đu.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 16:  Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là  

  • A. Đền tháp
  • B. Chùa hang
  • C. Tượng Phật      
  • D. Nhà thờ

Câu 17: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

  • A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
  • B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
  • C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
  • D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 18: Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?  

  • A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.
  • B. Đều theo đạo Hindu.
  • C. Đều là các vương triều hồi giáo ngoại tộc.
  • D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.

Câu 19: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?  

  • A. Bắc Á      
  • B. Tây Á
  • C. Đông Nam Á     
  • D. Trung Á

Câu 20: Hai bộ sử thi tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là  

  • A. Mahabharata và Ramayana
  • B. Ramayana và Kalidasa
  • C. I-đi-át và Ô-đi-xê
  • D. Kalidasa và Mahabharata

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác