Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 9 Vương triều hồi giáo Đê-li

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 9 Vương triều hồi giáo Đê-li - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vương triều Hồi Giáo Đê -li do ai sáng lập? 

  • A. Thực dân Tây Ban Nha
  • B. Thực dân Anh
  • C. Ấn Độ
  • D. Người Thổ Nhĩ Kì

Câu 2: Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra  

  • A. Vương triều Gúp-ta
  • B. Vương triều Hồi giáo Đê -li
  • C. Vương triều Hác-sa
  • D. Vương triều Mô-gôn

Câu 3: Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?  

  • A. Chữ tượng hình.
  • B. Chữ tượng ý.
  • C. Chữ Hin-đu.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 4: Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê -li là gì?  

  • A. Tiến hành hàng loạt các cải cách để khôi phục đất nước
  • B. Thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi
  • C. Thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc các quý tộc Ấn
  • D. Thực hiện nhiều biện pháp để xóa bỏ sự kì thị tôn giáo giữa người Ấn và người Hồi

Câu 5: Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là

  • A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
  • B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo)
  • C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
  • D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?

  • A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật
  • B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu
  • C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội
  • D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước

Câu 7: Thuế ngoại đạo ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li là loại thuế gì?

  • A. Thuế dành cho những người theo đạo Phật
  • B. Thuế dành cho những người theo đạo Hinđu
  • C. Thuế dành cho những người không phải người Ấn Độ
  • D. Thuế dành cho những người không theo đạo Hồi

Câu 8: Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là

  • A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
  • B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Ả rập Hồi giáo)
  • C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
  • D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Câu 9: Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến Ấn Độ vào triều đại nào ở Ấn Độ?

  • A. Vương triều hồi giáo Đê-li
  • B. Vương triều Mô-gôn
  • C. Vương triều Gúp-ta
  • D. Vương triều A –cơ-ba

Câu 10:  Ở Ấn Độ thời phong kiến, đạo nào thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thân Thiện, thần Ác?

  • A. Đạo Phật.
  • B. Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu.
  • C. Đạo Bàlamôn.
  • D. Tất cả các đạo trên.

Câu 11: Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?

  • A. Đạo Phật.
  • B. Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu.
  • C. Đạo Hồi.
  • D. Đạo Thiên chúa.

Câu 12: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là:

  • A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta
  • B. I-li-at và Ô-đi-xê.
  • C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
  • D. Xat-sai-a và Prit-si-cat.

Câu 13: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Hin-đu giáo và Phật giáo
  • C. Bà La Môn giáo.
  • D. Ấn Độ giáo.

Câu 14: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

  • A. Thế kỉ V TCN.
  • B. Thế kỉ VI TCN.
  • C. Thế kỉ VII TCN.
  • D. Thế kỉ XVIII TCN.

Câu 15: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:

  • A. Kashi.
  • B. Kosala.
  • C. Magadha.
  • D. Vrijis.

Câu 16: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:

  • A. Tên một dòng sông.
  • B. Tên một ngọn núi.
  • C. Tên một vị thần.
  • D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.

Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

  • A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
  • B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.
  • C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo.
  • D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ trong hơn 300 năm tồn tại (1206 - 1526)?

  • A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo.
  • B. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo.
  • C. tự dành cho minh tư tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
  • D. thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân. 

Câu 19: Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo của các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê – li đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều đình.
  • B. Yếu tố văn hóa mới được du nhập vào Ấn Độ.
  • C. Sự bất bình trong nhân dân tăng lên.
  • D. Nội chiến diễn ra liên miên gây nhiều tổn thất. 

Câu 20: Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp

  • A. phía Nam Ấn Độ.
  • B. miền Trung Ấn Độ.
  • C. Tây Bắc Ấn Độ.
  • D. thành phố Bắc Ấn.

Câu 21: Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?

  • A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á
  • B. Người Hồi giáo gốc Trung Á
  • C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ
  • D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà
Câu 22: “Thuế ngoại đạo” ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li là loại thuế
  • A. dành cho những người theo đạo Phật
  • B. dành cho những người theo đạo Hinđu
  • C. dành cho những người không phải người Ấn Độ
  • D. dành cho những người không theo đạo Hồi

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác