Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 14 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?

  • A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.
  • B. Xưng vương.
  • C. Đóng đô ở Cổ Loa.
  • D. Đặt tên nước.

Câu 2: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời     

  • A. Ngô.     
  • B. Đinh.     
  • C. Lý.     
  • D. Trần.

Câu 3: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu? 

  • A. Cổ Loa 
  • B. Hoa Lư 
  • C. Bạch Hạc.
  •  D. Phong Châu. 

Câu 4: Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?

  • A. Tư tưởng cát cứ.
  • B. Tinh thần độc lập, tự chủ.
  • C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.
  • D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.

Câu 5: Nguyên nhân chính làm cho nhà Ngô suy yếu?     

  • A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2.     
  • B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.     
  • C. Do mâu thuẫn nội bộ.     
  • D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Câu 6: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước? 

  • A. Đinh Bộ Lĩnh. 
  • B. Trần Lãm. 
  • C. Phạm Bạch Hổ. 
  • D. Ngô Xương Xí.

Câu 7: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?

  • A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu.
  • B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định.
  • C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này.
  • D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

Câu 8: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta chuyển biến như thế nào? 

  • A. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại 
  • B. Đất nước phồn vinh, phát triển rực rỡ 
  • C. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình cai quản đất nước 
  • D. Rơi vào tình trạng hỗn loạn "Loạn 12 sứ quân" .

Câu 9: Để đẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Định Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?

  • A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.
  • B. Biện pháp cứng rắn.
  • C. Biện pháp thuyết phục.
  • D. Biện pháp mềm dẻo.

Câu 10: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

  • A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
  • B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
  • C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền
  • D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hảo với Trung Hoa

Câu 11: Những việc làm của Định Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ.
  • B. Thống nhất đất nước, tạo tiền đề xây dựng và phát triển đất nước về sau.
  • C. Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể.
  • D. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước.

Câu 12: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc? 

  • A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa. 
  • B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
  • C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. 
  • D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc. 

Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”? 

  • A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. 
  • B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. 
  • C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
  • D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán. 

 

Câu 14: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?   

  • A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.     
  • B. Lên ngôi vua, xóa bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.    
  • C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.     
  • D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Câu 15: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào? 

  • A. Năm 966. 
  • B. Năm 967. 
  • C. Năm 968. 
  • D. Năm 969. 

Câu 15: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vì

  • A. Sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.
  • B. Chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.
  • C. Đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.
  • D. Các quan lại ngoại thích lộng quyền.

Câu 16: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc?     

  • A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. 
  • B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.     
  • C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.     
  • D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 17: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử.” Đoạn trích trên gợi cho anh(chị) nhớ đến nhân vật lịch sử nào?  

  • A. Ngô Quyền
  • B. Đinh Bộ Lĩnh
  • C. Đinh Liễn
  • D. Lê Hoàn

Câu 18:  Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?  

  • A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán
  • B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.
  • C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
  • D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư

Câu 19: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?

  • A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô
  • B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương
  • C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp
  • D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán

Câu 20: Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế  

  • A. Dân chủ chủ nô
  • B. Quân chủ chuyên chế
  • C. Quân chủ lập hiến
  • D. Cộng hòa quý tộc

Câu 21: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

  •    A. Đinh Toàn.
  •    B. Thái hậu Dương Vân Nga.
  •    C. Lê Hoàn.
  •    D. Đinh Liễn.

Câu 22: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  •    A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
  •    B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
  •    C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
  •    D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.

Câu 23: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

  •    A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
  •    B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
  •    C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
  •    D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 24:  Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

  •    A. Trận Chi Lăng.
  •    B. Trận Đồ Lỗ
  •    C. Trận Bạch Đằng
  •    D. Trận Lục Đầu.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

  •    A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
  •    B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
  •    C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
  •    D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

Câu 26: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?

  •    A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
  •    B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
  •    C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
  •    D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.

Câu 27: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

  •    A. Châu – Phủ - Lộ
  •    B. Phủ - Huyện – Châu
  •    C. Châu – huyện – xã
  •    D. Lộ - Phủ - Châu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác