Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ vào thời gian nào?

  • A. Năm 476.
  • B. Năm 477.

  • C. Năm 478.

  • D. Năm 479.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về nông nô trong xã hội Tây Âu thời trung đại?

  • A. Lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.

  • B. Bị lãnh chúa bóc lột thông qua địa tô và thuế.

  • C. Là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa.

  • D. Có ruộng đất riêng, không nộp địa tô cho lãnh chúa.

Câu 3: Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mỹ?

  • A. Đi-a-xơ (Dias).

  • B. Cô-lôm-bô (Columbus).
  • C. Ga-ma (Vasco da Gama).

  • D. Ma-gien-lan (Magellan).

Câu 4: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng giàu lên, có quyền công dân và chi phối toàn bộ xã hội?

  • A. Thợ thủ công, người làm thuê, thương nhân.

  • B. Thợ thủ công, chủ xưởng, người ăn xin.

  • C. Thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng.
  • D. Thương nhân, chủ xưởng, nông dân mất đất.

Câu 5: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là

  • A. I-ta-li-a.
  • B. Hà Lan.

  • C. Đức.

  • D. Anh.

Câu 6: Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chi thành mấy giáo phái?

  • A. 2 giáo phái.
  • B. 3 giáo phái.

  • C. 4 giáo phái.

  • D. 5 giáo phái.

Câu 7: Chính sách “lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân” thực hiện dưới thời Đường được gọi là:

  • A. quân điền.
  • B. tỉnh điền.

  • C. tịch điền.

  • D. điền địa.

Câu 8: Vị vua nào đã đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất?

  • A. Vua A-sô-ka.

  • B. Vua A-cơ-ba.

  • C. Vua Gia-han-ghi-a.

  • D. Vua Sa Gia-han.

Câu 9: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc từ:

  • A. thời Tần.

  • B. thời Hán.
  • C. thời Đường.

  • D. thời Minh.

Câu 10: Cư dân sinh sống chủ yếu trong các thành thị trung đại Tây Âu là:

  • A. nông dân và binh lính.

  • B. thương nhân và thợ thủ công.
  • C. thợ thủ công và lãnh chúa phong kiến.

  • D. binh lính và nông nô.

Câu 11: Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được;

  • A. điểm cực nam của châu Phi.
  • B. bờ biển phía tây nam Ấn Độ.

  • C. đảo Ma-lu-cu của In-đô-nê-xi-a.

  • D. vùng đất thuộc lục địa Nam Mỹ.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?

  • A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.

  • B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.

  • C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.

  • D. Xuất hiện các công trường thủ công.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?

  • A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.
  • B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.

  • C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.

  • D. Xuất hiện các công trường thủ công.

Câu 14: Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI - XVII?

  • A. Triều đình châu Âu tài trợ cho các cuộc phát kiến địa lí.

  • B. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.

  • C. Các thế lực bảo thủ đàn áp những người theo Tân giáo.
  • D. Giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Giáo hội.

Câu 15: Triều đại nào dưới đây ở Trung Quốc do người Mông Cổ lập ra?

  • A. Đường (618 - 907).

  • B. Tống (960 - 1279).

  • C. Nguyên (1271 - 1368).
  • D. Minh (1368 - 1644).

Câu 16: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li, là

  • A. nông nghiệp.
  • B. thủ công nghiệp.

  • C. thương nghiệp.

  • D. dịch vụ.

Câu 17: Lãnh thổ Ấn Độ hiện nay thuộc khu vực nào?

  • A. Đông Nam Á.

  • B. Tây Á.

  • C. Tây Nam Á.

  • D. Nam Á.

Câu 18: Hoàng đế A-cơ-ba đã thống nhất lãnh thổ Ấn Độ thông qua con đường:

  • A. truyền bá văn hóa.

  • B. đàm phán ngoại giao.

  • C. di dân, khẩn hoang.

  • D. chiến tranh chinh phạt.

Câu 19: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào?

  • A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ trước sự tấn công của Chân Lạp.

  • B. Nhà nước thống nhất của người Việt được thành lập.
  • C. Các quốc gia của người Thái ra đời ở lưu vực sông Mê Nam.

  • D. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập ở vùng hải đảo.

Câu 20: Trong các thế kỉ X - XV, tôn giáo nào phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, Cam-pu-chia và các vương quốc nói tiếng Thái?

  • A. Hồi giáo.

  • B. Phật giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.

  • D. Nho giáo.

Câu 21: Trong thời kì Ăng-co, từ thế kỉ X - XIII là giai đoạn:

  • A. mở đầu thời kì Ăng-co.

  • B. khôi phục và củng cố.

  • C. phát triển.
  • D. suy thoái.

Câu 22: Vị vua đã có công thống nhất các bộ tộc Lào, lập ra vương quốc Lan Xang là:

  • A. Xu-li-nha Vông-xa.

  • B. Pha Ngừm.

  • C. Giay-a-vác-man II.

  • D. Chậu A Nụ.

Câu 23: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

  • A. Phù hợp với phong tục tập quán lâu đời của người dân Trung Quốc.
  • B. Tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

  • C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ, tôn sùng.

  • D. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Câu 24: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

  • A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
  • B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

  • C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

  • D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 25: Ngành kinh tế chủ yếu ở trong lãnh địa phong kiến là:

  • A. thủ công nghiệp.

  • B. thương nghiệp.

  • C. công thương nghiệp.

  • D. nông nghiệp.

Câu 26: Sự kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Á liên quan đến cuộc phát kiến địa lí nào?

  • A. Đi-a-xơ (Dias).

  • B. Cô-lôm-bô (Columbus).

  • C. Ga-ma (Vasco da Gama).
  • D. Am-strong (Armstrong).

Câu 27: Sự xuất hiện của công ty thương mại và công trường thủ công là biểu hiện của sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?

  • A. Thương mại và nông nghiệp.

  • B. Thương mại và công nghiệp.
  • C. Công nghiệp và nông nghiệp.

  • D. Công nghiệp và thủ công nghiệp.

Câu 28: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu là:

  • A. Đại cách mạng Pháp.

  • B. Chiến tranh nông dân ở Đức.
  • C. Phong trào “Thập tự chinh”.

  • D. Chiến tranh nông dân ở Thụy Sỹ.

Câu 29: Trung Quốc thời phong kiến phát triển rực rỡ về cả chính trị, kinh tế và văn hóa dưới thời kì của các triều đại nào?

  • A. nhà Đường, nhà Hán và nhà Tùy.

  • B. nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh.
  • C. nhà Tống, nhà Thanh và nhà Minh.

  • D. nhà Tần, nhà Hán và nhà Thanh.

Câu 30: Việc Vương triều Đê-li truyền bá, áp đặt đạo Hồi đã khiến cho văn hóa Ấn Độ:

  • A. lụi tàn, không thể phát triển.

  • B. mất đi sự phong phú, đa dạng.

  • C. có thêm yếu tố văn hóa mới.
  • D. mất đi tính bản địa truyền thống.

Câu 31: Điều kiện tự nhiên nào đã đem đến những thuận lợi để Ấn Độ phát triển nông nghiệp?

  • A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ
  • B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • C. Ba mặt giáp biển.

  • D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.

Câu 32: Những chính sách cải cách chính trị của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

  • A. Chính trị Ấn Độ ổn định, quyền lực nhà vua được củng cố.
  • B. Văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu đỉnh cao.

  • C. Xã hội Ấn Độ ổn định trên cơ sở dung hòa sắc tộc.

  • D. Xã hội ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  • A. Thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.
  • B. Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

  • C. Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…

  • D. Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca.

Câu 34: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia?

  • A. Chữ Khơ-me được lưu giữ qua nhiều thế kỉ và dần thay thế cho chữ Phạn.

  • B. Hai công trình kiến trúc nổi bật là Ăng-co Vát và tháp Thạt Luổng.
  • C. Nhiều tác phẩm văn hóa tiêu biểu như sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca,…

  • D. Hai công trình kiến trúc nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

Câu 35: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Ép các nước nhỏ hơn phải thần phục, triều cống.

  • B. Hòa hiếu với láng giềng nhưng cương quyết chống xâm lược.
  • C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt để mở rộng lãnh thổ.

  • D. “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không giao thương với quốc gia nào.

Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh thành tựu của điêu khắc, kiến trúc, hội họa của Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Đạt đến trình độ cao nhưng phong cách còn thiếu đa dạng, độc đáo.
  • B. Hội họa nổi tiếng với tranh thư pháp, họa pháp và tranh thủy mặc.

  • C. Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu.

  • D. Các công trình kiến trúc tiêu biểu như Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh...

Câu 37: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?

  • A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
  • B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.

  • C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.

  • D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.

Câu 38: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một "Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại"?

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
  • B Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới

  • C. Thị trường thế giớ được rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển

  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 39: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Ép các nước nhỏ hơn phải thần phục, triều cống.

  • B. Hòa hiếu với láng giềng nhưng cương quyết chống xâm lược.
  • C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt để mở rộng lãnh thổ.

  • D. “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không giao thương với quốc gia nào.

Câu 40: Đầu thế kỉ VI, vương triều Gúp-ta phải đối mặt với khó khăn nào?

  • A. Bị người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi tràn vào xâm lược.

  • B. Đất nước phân liệt sau khi Hoàng đế A-sô-ca băng hà.

  • C. Đất nước bị phân liệt do các cuộc đấu tranh của nông dân.

  • D. Người Hung Nô và một số tộc người Trung Á tràn vào xâm lược.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác