Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân tố nào giữ vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh? 

  • A. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. 
  • B. Các chính sách hỗ trợ, đầu tư ra nước ngoài. 
  • C. Đẩy mạnh đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế. 
  • D. Chạy đua vũ trang và phát triển kinh tế.

Câu 2: Sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế là biểu hiện của 

  • A. xu thế toàn cầu hóa. 
  • B. xu thế đa cực. 
  • C. xu thế cạnh tranh để phát triển. 
  • D. xu thế hợp tác, hữu nghị.

Câu 3: Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối ngoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế

  • A. xu thế đối đầu giữa các nước có nền kinh tế mạnh – yếu trên thế giới.
  • B. xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.
  • C. xu thế đối đầu giữa các nước có nền văn hóa khác nhau. 
  • D. xu thế đối đầu giữa các nước có chính sách đối nội, đối ngoại khác nhau trong quan hệ quốc tế.

Câu 4: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử

  • A. khách quan.
  • B. tất yếu.
  • C. đúng quy luật.
  • D. chủ quan.

Câu 5: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào? 

  • A. Thế giới đơn cực. 
  • B. Đối thoại, hợp tác. 
  • C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.

Câu 6: Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực? 

  • A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc. 
  • B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. 
  • C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia. 
  • D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.

Câu 7: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là 

  • A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,... của các nước lớn.
  • B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. 
  • C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực. 
  • D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới.

Câu 8: Hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong xu thế đa cực là

  • A. Mỹ và Hàn Quốc. 
  • B. Mỹ và Trung Quốc.
  • C. Đức và Nhật Bản. 
  • D. Nga và Ấn Độ.

Câu 9: Tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng lớn đến phạm vi toàn cầu là 

  • A. Liên minh châu Âu EU. 
  • B. tổ chức thương mại thế giới WTO.
  • C. diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC. 
  • D. tổ chức y tế thế giới WHO.

Câu 10: Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế? 

  • A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân. 
  • B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. 
  • C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. 
  • D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Câu 11: Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa? 

  • A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. 
  • B. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật. 
  • C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ. 
  • D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh? 

  • A. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống người dân. 
  • B. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh cùng sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. 
  • C. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. 
  • D. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế quyền lực áp đảo.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự hình thành của trật tự thế giới đa cực? 

  • A. Là một tiến trình lịch sử khách quan. 
  • B. Là sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. 
  • C. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 
  • D. Phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Câu 14: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới? 

  • A. WTO.
  • B. F20.
  • C. ASEM.
  • D. ASEAN.

Câu 15: Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày

  • A.11-7-1975.
  • B. 11-7-1985.
  • C. 11-7-1995.
  • D. 11-7-2000.

Câu 16: Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh nội dung gì? 

Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. 

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16) 

  • A. Cục diện thế giới theo xu thế đa cực. 
  • B. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ. 
  • C. Cục diện thế giới diễn ra nhanh hơn. 
  • D. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh hơn hơn.

Câu 17: Việt Nam được kết nạp vào APEC từ

  • A. năm 2000.
  • B. năm 1997.
  • C. năm 1989.
  • D. năm 1998.

Câu 18: Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là

  • A. Con đường Bantic. 
  • B. Bức tường Berlin. 
  • C. Sân bay Berlin Tempelhof trong Cuộc không vận Berlin. 
  • D. Máy bay trinh sát P-3A.

Câu 19: Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào? 

  • A. Tập trung ổn định tình hình chính trị. 
  • B. Tập trung phát triển kinh tế. 
  • C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  • D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.

Câu 20: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? 

  • A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao. 
  • B. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.
  • C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. 
  • D. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác