Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản bởi

  • A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
  • C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 2: Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

  • A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
  • B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
  • C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.
  • D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.

Câu 3: Trong cuộc chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947, nơi kìm chân địch lâu nhất là 

  • A. Hà Nội.
  • B. Huế.
  • C. Hải Phòng. 
  • D. Vinh.

Câu 4: Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là 

  • A. chiến dịch Thượng Lào năm 1954. 
  • B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 
  • C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 
  • D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm năm 1954.

Câu 5: Trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam diễn ra ở 

  • A. Thất Khê.
  • B. Cao Bằng.
  • C. Đông Khê.
  • D. Đình Lập.

Câu 6: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch 

  • A. Biên giới thu - đông 1950. 
  • B. Việt Bắc thu - đông 1947. 
  • C. Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952. 
  • D. Điện Biên Phủ 1954.

Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là

  • A. Đảng Lao động Việt Nam.
  • B. Đảng Dân chủ Đông Dương.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Đảng Dân chủ Việt Nam.

Câu 8: Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào?

  • A.3-1951.
  • B. 2-1951.
  • C. 11-3-1950.
  • D. 11-3-1951.

Câu 9: Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12-1946 vì 

  • A. lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đánh đuổi pháp về nước. 
  • B. ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. 
  • C. có sự ủng hộ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. 
  • D. Mỹ đã bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.

Câu 10: Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là 

  • A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch. 
  • B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. 
  • C. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
  • D. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.

Câu 11: Điểm khác biệt của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947)  và chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) là gì?

  • A. Là thắng lợi quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp.
  • B. Là chiến thắng diễn ra vô cùng nhanh chóng.
  • C. Là chiến thắng làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve.
  • D. Là chiến thắng buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?

  • A. Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
  • B. Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
  • C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?

  • A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • B. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
  • C. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
  • D. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

Câu 14: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

  • A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
  • B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  • D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.

Câu 15: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là 

  • A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
  • B. trận Đèo Bông Lau.
  • C. trận Thất Khê.
  • D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.

Câu 16: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Hoàng Văn Thái.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Văn Tiến Dũng.

Câu 17: Chính sách thực dân Pháp tăng cường từ sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 ở Việt Nam là 

  • A. “Phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ”. 
  • B. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”. 
  • C. “Tập trung quân Âu Phi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”. 
  • D. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 18: Tên một chiến sĩ anh hùng và quả cảm trong chiến dịch tấn công căn cứ điểm Đông Khê sáng 16-9-1950? 

  • A. La Văn Cầu. 
  • B. Phan Đình Giót.
  • C. Bế Văn Đàn. 
  • D. Vừ A Dính.

Câu 19: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí 

  • A. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. 
  • B. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 
  • C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 
  • D. án ngữ hành lang Đông – Tây của Thực dân Pháp.

Câu 20: “Hành lang Đông - Tây” mà Pháp thiết lập trong Kế hoạch Rơve nối liền 4 tỉnh 

  • A. Lạng Sơn - Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình. 
  • B. Hòa Bình - Sơn La - Hà Nội - Hải Dương. 
  • C. Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La. 
  • D. Hòa Bình - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác