Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

  • A. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
  • B. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
  • C. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • D. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

Câu 2: Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

  • A. 2-9-1945.
  • B. 22-9-1945.
  • C. 19-9-1945.
  • D. 23-9-1945.

Câu 3: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

  • A. Tiêu hao sinh lực địch.
  • B. Giam chân địch trong các đô thị.
  • C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
  • D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 4: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?

  • A. Nam Định.
  • B. Hà Nội.
  • C. Huế.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 5: Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

  • A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 
  • B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 
  • C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 
  • D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 6: Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?

  • A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.
  • B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
  • C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 7: Ngày 19-12-1946 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.
  • B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 
  • C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

  • A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.
  • B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
  • C. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
  • D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 9: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

  • A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.
  • B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
  • C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.
  • D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 10: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

  • A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
  • B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.
  • C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 11: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì? 

  • A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 
  • B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 
  • C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
  • D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 12: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A. Đưa Đảng ta tiếp tục hoạt động cách mạng.
  • B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
  • C. Đảng ta đã hoạt động công khai.
  • D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 13: Nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì? 

  • A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • B. Toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất.
  • C. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được củng cố và mở rộng.
  • D. Hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Câu 14: Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12-1946 nhằm

  • A. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.
  • B. làm cho địch hoang mang lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.
  • C. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng và chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ an toàn.
  • D. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.

Câu 15: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

  • A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
  • B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
  • C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
  • D. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952.

Câu 16: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Hoàng Văn Thái.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Văn Tiến Dũng.

Câu 17: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí 

  • A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 
  • B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. 
  • C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 
  • D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 18: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

  • A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở. 
  • B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. 
  • C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. 
  • D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 19: Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

  • A. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.
  • B. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
  • C. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
  • D. Có sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Đại hội lần thứ II của Đảng đã nêu rõ lực lượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân gồm các thành phần nào?

  • A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
  • B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
  • C. Công nhân, nông dân.
  • D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tiểu tư dân tộc và địa chủ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác