Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đa cực là gì?

  • A. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
  • B. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh và một trung tâm thông qua quyết định, đã tác động rất lớn tới nền an ninh của tất cả các quốc gia nằm trong khuôn khổ của hệ thống đơn cực đó.
  • C. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới với những xu thế phát triển chính (kinh tế là trọng tâm; toàn cầu hóa; đối thoại, hợp tác; đa cực trong quan hệ quốc tế) và không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
  • D. Thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới mà trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh, ưu thế áp đảo của một quốc gia so với các quốc gia còn lại.

Câu 2: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử:

  • A. Khách quan. 
  • B. Tất yếu. 
  • C. Đúng quy luật. 
  • D. Chủ quan. 

Câu 3: Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?

  • A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc. 
  • B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. 
  • C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia.
  • D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. 

Câu 4: Sau Chiến tranh lạnh, xu thế trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới là:

  • A. Xu thế đơn cực.
  • B. Xu thế đa cực. 
  • C. Xu thế quyền lực áp đảo.
  • D. Xu thế cạnh tranh.

Câu 5: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:

  • A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
  • B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
  • C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
  • D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới. 

Câu 6: Nguyên nhân chính thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế là:

  • A. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa. 
  • C. Điều chỉnh chiến lược phát triển. 
  • D. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia.

Câu 7: Đâu không phải là một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?

  • A. Kinh tế là trọng tâm.
  • B. Toàn cầu hóa.
  • C. Đơn cực trong quan hệ quốc tế. 
  • D. Đối thoại, hợp tác

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

  • A. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống người dân.
  • B. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh cùng sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.
  • C. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
  • D. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế quyền lực áp đảo. 

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?

  • A. Là một tiến trình lịch sử khách quan.
  • B. Là sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
  • C. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
  • D. Phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Câu 10: Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh nội dung gì?

Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh… Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16)

  • A. Cục diện thế giới theo xu thế đa cực.
  • B. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
  • C. Cục diện thế giới diễn ra nhanh hơn.
  • D. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh hơn hơn. 

Câu 11: Đâu không phải là một trong những biểu hiện của xu thế đa cực?

  • A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
  • B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
  • C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
  • D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới. 

Câu 12: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?

  • A. WTO. 
  • B. G20.
  • C. ASEM. 
  • D. ASEAN. 

Câu 13: Đâu không phải là một trong những nước lớn có tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại:

  • A. Nhật Bản.
  • B. Hà Lan.
  • C. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
  • D. Ấn Độ.

Câu 14: Đoạn tư liệu dưới đây nhắc đến xu thế phát triển nào của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học – kĩ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chi của các cường quốc mà còn cả quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.

  • A. Toàn cầu hóa.
  • B. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
  • C. Đối thoại, hợp tác.
  • D. Đa cực trong quan hệ quốc tế.

Câu 15: Đoạn tư liệu dưới đây nhắc đến xu thế phát triển nào của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,… Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỉ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người. 

  • A. Toàn cầu hóa.
  • B. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
  • C. Đối thoại, hợp tác. 
  • D. Đa cực trong quan hệ quốc tế.

Câu 16: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?

  • A. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC).
  • B. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
  • C. Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA).
  • D. Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO).

Câu 17: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa, được xếp trong nhóm những nết kinh tế có tốc độ tăng trưởng……

  • A. Xếp thứ hai châu Á. 
  • B. Cao nhất Đông Nam Á.
  • C. Nằm trong top 10 thế giới. 
  • D. Cao nhất thế giới. 

Câu 18: Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) được thành lập vào năm nào?

  • A. 1999. 
  • B. 1998.
  • C. 1996. 
  • D. 1997. 

Câu 19: Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là:

  • A. Con đường Bantic.
  • B. Bức tường Berlin. 
  • C. Sân bay Berlin Tempelhof trong Cuộc không vận Berlin.
  • D. Máy bay trinh sát P-3A.

Câu 20: Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?

  • A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
  • B. Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh.
  • C. Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền.
  • D. Nước Mỹ ra sức khuếch trương sức mạnh. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác