Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 12 Kết nối bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU

CHIẾN TRANH LẠNH

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

- Trình bày được khái niệm đa cực.

- Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

II. Bài học 

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau chiến tranh lạnh

* Xu thế phát triển kinh tế làm trọng tâm: 

- Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia tập trung vào phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc gia, cũng như nâng cao đời sống người dân.

* Xu thế toàn cầu hóa: 

- Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. 

- Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

* Xu thế đối thoại và hợp tác quốc tế: 

- Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế. 

- Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. 

2. Xu thế đa cực trong mối quan hệ quốc tế

a) Khái niệm đa cực

- Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

- Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

b) Xu thế đa cực sau Chiến tranh lạnh:

- Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở nên phổ biến, với sự gia tăng về sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước trong Liên minh châu Âu (EU).

- Mặc dù Mỹ vẫn là một cường quốc, nhưng vị thế tương đối của Mỹ suy giảm so với các cường quốc khác trong bối cảnh quốc tế đa cực.

- Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và liên khu vực như G20, ASEM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn cầu.

- Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn, tuy nhiên các cường quốc và trung tâm kinh tế khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 12 KNTT bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến, kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến, Ôn tập Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác