Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?

  • A. 1967.
  • B. 1977.
  • C. 1995.
  • D. 1997.

Câu 2: Năm 1967, năm nước gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại

  • A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
  • B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).
  • C. Băng Cốc (Thái Lan).
  • D. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).

Câu 3: Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

  • A. 1967.
  • B. 1995.
  • C. 1999.
  • D. 1997.

Câu 4: Lào và Mi-an-ma gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

  • A. 1967.
  • B. 1995.
  • C. 1999.
  • D. 1997.

Câu 5: Nước thứ 6 gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Bru-nây.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 6: Tính đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bao nhiêu nước thành viên?

  • A. 3 nước.
  • B. 6 nước.
  • C. 9 nước.
  • D. 10 nước.

Câu 7: Tuyên bố quan trọng khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

  • A. Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN.
  • B. Tuyên bố Ba-li II.
  • C. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập.
  • D. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.

Câu 8: Trong khu vực Đông Nam Á, nước nào chưa gia nhập ASEAN?

  • A. Phi-líp-pin.
  • B. Mi-an-ma.
  • C. In-đô-nê-xi-a.
  • D. Đông Ti-mo.

Câu 9: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  • A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
  • B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
  • D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 10: Từ năm 2015 đến nay, thành lập và xây dựng Cộng đồng ASEAN không nhằm lĩnh vực

  • A. chính trị - an ninh.
  • B. kinh tế.
  • C. văn hóa – xã hội.
  • D. an ninh quốc phòng.

Câu 11: Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là

  • A. Đối đầu căng thẳng.
  • B. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ.
  • C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.
  • D. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng về bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?

  • A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
  • B. Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết.
  • C. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực.
  • D. Tình hình chính trị khu vực được cải thiện.

Câu 13: Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN?

  • A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1991.
  • B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
  • C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
  • D. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.

Câu 14: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập. 
  • B. Mỹ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh Việt Nam. 
  • C. Hình thành nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực.
  • D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là thách thức của ASEAN hiện nay?

  • A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
  • B. Vấn đề người nhập cư.
  • C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
  • D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.                      

Câu 16: Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?

  • A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước sáng lập.
  • C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  • A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  • B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  • C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  • D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 18: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

  • A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
  • B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
  • C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
  • D. tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 19: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

  • A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
  • C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  • D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Câu 20: Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

  • A. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  • B. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

  • C. Phát triển kinh tế và văn hóa.

  • D. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác