Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 1: Liên hợp quốc

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 1: Liên hợp quốc có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? 

  • A. Đại hội đồng.
  • B. Hội đồng bảo an.
  • C. Tòa án Quốc tế.
  • D. Hội đồng Quản thác.

Câu 2: Tuyên ngôn Nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào

  • A. năm 2000.
  • B. năm 2015.
  • C. năm 1951.
  • D. năm 1948.

Câu 3: Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

  • A. Hội nghị I-an-ta.
  • B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
  • C. Hội nghị Pốt-xđam.
  • D. Hội nghị Pa-ri.

Câu 4: Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay?

  • A. Liên minh tiến bộ quốc tế.
  • B. Đệ tam quốc tế.
  • C. Hội quốc Liên.
  • D. Khối đồng minh chống phát xít.

Câu 5: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm ngày Liên hợp quốc vì đó là ngày

  • A. Kết thúc Chiến tranh lạnh.
  • B. Bế mạc hội nghị I-an-ta.
  • C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.
  • D. Khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc.

Câu 6: Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? 

  • A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới. 
  • B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. 
  • C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. 
  • D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,...

Câu 7: Việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tổ chức Liên Hợp quốc dựa trên cơ sở nền tảng nào? 

  • A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 
  • C. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết. 
  • D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa nào khiến Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc?

  • A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
  • B. Các cường quốc tham dự Hội nghị I-an-ta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới. 
  • C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh. 
  • D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.

Câu 9: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới? 

  • A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 
  • B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
  • C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc. 
  • D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Đại hội đồng Liên hợp quốc?

  • A. Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an.
  • B. Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi mà Hiến chương quy định
  • C. Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc quá bán.
  • D. Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên.

Câu 11: Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?

  • A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực.
  • B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
  • D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Câu 12: Hội Quốc liên được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. Bảo vệ hòa bình, an ninh các nước Liên Xô, Mỹ, Anh.
  • D. Duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ độc lập, tự do một số nước như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc.

Câu 13: Hội Quốc liên chính thức giải thể vào năm nào?

  • A. 1946.
  • B. 1943.
  • C. 1925.
  • D. 1920.

Câu 14: Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là

  • A. tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
  • B. tổ chức y tế thế giới.
  • C. tổ chức thương mại thế giới.
  • D. tổ chức kinh tế, thương mại lớn nhất trực thuộc Liên hợp quốc.

Câu 15: Tổ chức nào có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa các dân tộc nhằm mục tiêu toàn cầu về phát triển văn hóa, xã hội, phát triển bền vững,...

  • A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO).
  • B. Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
  • C. Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học (UNESCO).
  • D. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Câu 16: Cho các sự kiện sau: 

  1. Hội nghị quốc tế tại I-an-ta (Liên Xô). 
  2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. 
  3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
  4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mĩ). 

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

  • A. (3), (1), (2), (4).
  • B. (2), (1), (4), (3).
  • C. (4), (1), (3), (2).
  • D. (1), (4), (3) ,(2).

Câu 17: Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?

  • A. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
  • B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
  • C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
  • D. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc.

Câu 18: Lần đầu tiên, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kì nào?

  • A. 2008 – 2009.
  • B. 2011 – 2012.
  • C. 2018 – 2019.
  • D. 2020 – 2021.

Câu 19: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? 

  • A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  • C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn.
  • D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 20: Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp

  • A. có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.
  • B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.
  • C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
  • D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác