Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì? 

  • A. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
  • C. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • D. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?

  • A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
  • B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc.
  • C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.
  • D. Tham giá Đông Á đồng minh.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?

  • A. Cử người liên lạc với một số tổ chức như Công sứ Đức để tìm kiếm sự giúp đỡ.
  • B. Mục đích hoạt động đối ngoại là vận động cải cách cho Việt Nam.
  • C. Sang Pháp, tổ chức, đảng phái tiến bộ, gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp để phê phán chính quyền thực dân.
  • D. Thành lập một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?

  • A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.
  • B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa.
  • C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.
  • D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)?

  • A. Hoạt động chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình.
  • B. Lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Nhật Bản để chống Pháp, giành độc lập.
  • D. Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 6: Trong những năm 1930-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là 

  • A. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
  • B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
  • C. chống đế quốc và chống phong kiến. 
  • D. chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là

  • A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
  • B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
  • C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
  • D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

  • A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.
  • B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
  • C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
  • D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.

Câu 9: Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?

  • A. Mặt trận Việt Minh.
  • B. Mặt trận Liên Việt.
  • C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
  • D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.

Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?

  • A. Bạo động vũ trang – cải cách xã hội.
  • B. Nhờ Nhật để đánh Pháp – dựa vào Pháp để chống Nhật.
  • C. Cứu nước để cứu dân – cứu dân và cứu nước.
  • D. Quân chủ chuyên chế dân chủ cộng hòa.

Câu 11: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri là 

  • A. báo Nhân đạo. 
  • B. báo Đời sống nhân dân.
  • C. báo Thanh niên.
  • D. báo Người cùng khổ.

Câu 12: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là

  • A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
  • B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  • D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 13: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Câu 14: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của

  • A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc.
  • B. cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
  • C. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
  • D. cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm.

Câu 15: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945? 

  • A. Nhiệm vụ, mục tiêu.
  • B. Tính chất và hình thức hoạt động.
  • C. Động lực cách mạng.
  • D. Mối quan hệ quốc tế.

Câu 16: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu?

  • A. Nhật Bản, Trung Quốc.
  • B. Pháp, Trung Quốc.
  • C. Pháp, Anh, Mỹ.
  • D. Nhật Bản, Mỹ.

Câu 17: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

  • A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
  • B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.
  • C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.
  • D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác