Dễ hiểu giải Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Giải dễ hiểu bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954).

Khởi động: 

BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954).

“Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” là lời biểu dương trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 27 – 1 – 1947 gửi các chiến sĩ Cầm từ quân Thủ đô. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” được xây dựng ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, là một trong những biểu tượng của tinh thần bất khuất, dũng cảm của quân dân Việt Nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trong bối cảnh lịch sử nào, diễn biến ra sao? Vì sao cuộc kháng chiến giành thắng lợi? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Giải nhanh:

Bối cảnh lịch sử:

- Bối cảnh thế giới:

+ Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. 

+ Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. 

+ Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. 

+ Sự hình thành trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam. 

- Bối cảnh trong nước:

+ Nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. 

+ Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp,...

+ Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, ...

+ Chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh, đồng thời cử Đác-giăng-li-ơ làm Cao ủy ở Đông Dương nhằm thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

Diễn biến chính:

Giai đoạn

Diễn biến chính

 

 

 

Năm 1945

- Đêm 22, rạng sáng 23- 9- 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Ngày 23- 9- 1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.

- Đảng và Chính phủ đã huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ.

=> Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.

 

 

 

 

Giai đoạn 1946 - 1950

- Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,... 

- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. 

- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.

- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:

+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

 

 

 

 

Giai đoạn 1951 – 1953

- Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và khẳng định, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến. 

- Ngày 3 - 3 - 1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) ra đời. 

- Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động. 

- Tháng 12 – 1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

- Quân đội Việt Nam liên tiếp mở những chiến dịch tiến công, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như: chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào, ...

 

 

 

 

Giai đoạn 1953- 1954

- Tháng 7-1953 được sự viện trợ của Mỹ, Pháp để ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định đề “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. 

- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào.

- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu. Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đây mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va. 

- Tháng 11-1953, Nava quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 

- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. 

- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.  

Cuộc kháng chiến giành thắng lợi vì:

- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước, tỉnh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; …

- Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

- Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Ý nghĩa lịch sử:

Đối với Việt Nam:

- Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. 

- Nhân dân Việt Nam đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới: miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Đối với thế giới:

- Đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn bán đảo Đông Dương, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Thắng lợi này đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, góp phần tăng cường sức mạnh của các lực lượng cách mạng trên thế giới.

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).

CH: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Giải nhanh:

Bối cảnh thế giới:

- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. 

- Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. 

- Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. 

- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam. 

Bối cảnh trong nước:

- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. 

- Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp,... 

- Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, ...

- Chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh, đồng thời cử Đác-giăng-li-ơ làm Cao ủy ở Đông Dương nhằm thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

2. DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).

CH:Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược trở lại (1945).

Giải nhanh:

- Đêm 22, rạng sáng 23- 9- 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Ngày 23- 9- 1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.

- Đảng và Chính phủ đã huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ. 

=> Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

CH: Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950.

Giải nhanh:

- Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,... 

- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.

- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.

- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:

+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

CH: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1953.

Giải nhanh:

- Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và khẳng định, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến. 

- Ngày 3 - 3 - 1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) ra đời. 

- Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động. 

- Tháng 12 – 1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

- Quân đội Việt Nam liên tiếp mở những chiến dịch tiến công, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như: chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào, ...

CH: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1953 – 1954.

Giải nhanh:

- Tháng 7-1953 được sự viện trợ của Mỹ, Pháp để ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định đề “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. 

- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào.

- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va. 

- Tháng 11-1953, Nava quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 

- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. 

- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng. 

CH: Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Dương?

Giải nhanh:

- Tạo cơ sở cho việc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21 - 7 - 1954).

-  Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. 

- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954).

CH: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Giải nhanh:

Nguyên nhân chủ quan:

- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước, tỉnh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; ...

Nguyên nhân khách quan:

- Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

- Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

CH: Khai thác thông tin và Tư liệu 3 trong mục, hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Giải nhanh:

Đối với Việt Nam:

- Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. 

- Nhân dân Việt Nam đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới: miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Đối với thế giới:

- Đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn bán đảo Đông Dương, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Thắng lợi này đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, góp phần tăng cường sức mạnh của các lực lượng cách mạng trên thế giới.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) trải qua những giai đoạn nào? Hãy lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) vẽ diễn biến chính của mỗi giai đoạn.

STT

Giai đoạn

Diễn biến chính

?

?

?

Giải nhanh:

STT

Giai đoạn

Diễn biến chính

 

Năm 1945

- Đêm 22, rạng sáng 23- 9- 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Ngày 23- 9- 1945, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.

- Đảng và Chính phủ đã huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ.

=> Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.

 

Giai đoạn 1946- 1950

- Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,... 

- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. 

- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.

- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:

+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

 

Giai đoạn 1951 – 1953

- Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam và khẳng định, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến. 

- Ngày 3 - 3 - 1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) ra đời. 

- Năm 1952, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động. 

- Tháng 12 – 1953, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

- Quân đội Việt Nam liên tiếp mở những chiến dịch tiến công, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như: chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào, ...

 

Giai đoạn 1953- 1954

- Tháng 7-1953 được sự viện trợ của Mỹ, Pháp để ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định đề “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. 

- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào.

- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu. Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va. 

- Tháng 11-1953, Nava quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 

- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. 

- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.  

 

Câu 2: Theo em, vì sao thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh?

Giải nhanh: 

- Trước hết, chiến thắng của Việt Nam đã chứng minh rằng sức mạnh của dân chủ nhân dân có thể vượt qua sức mạnh của đế quốc lớn. Cách mạng thắng lợi của Việt Nam đã làm cho những quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, tin tưởng vào khả năng tự chủ và độc lập của họ.

- Thứ hai, chiến thắng của Việt Nam đã làm cho các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh nhận ra sức mạnh của sự đoàn kết quốc tế. Các quốc gia này bắt đầu hợp tác mạnh mẽ hơn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong cuộc chiến tranh giành độc lập.

- Thứ ba, chiến thắng của Việt Nam đã thổi bùng lên tinh thần đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và thực dân. Việc này đã truyền cảm hứng và động viên những phong trào đang chiến đấu cho độc lập và tự do trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh.

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy giới thiệu về một di tích, một thắng lợi quân sự hoặc một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Giải nhanh:

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 quê ở Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến.

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.  Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác