Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ra, nhân dân ta và non sông đất nước ta” được trích trong

  • A. Văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
  • B. Điếu văn của Ban Chấp hành trung ương Đảng.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Cương lĩnh xây dựng đất nước.

Câu 2: “Sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa,... Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa” là câu nói của ai?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Tổng bí thư Trần Phú.
  • C. Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
  • D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 3: “Cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” được UNESCO ghi nhận về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

  • A. 20-11-1987.
  • B. 20-11-1989.
  • C. 20-11-1988.
  • D. 20-11-1986.

Câu 4: Nơi gìn giữ thi hài lãnh tụ Hồ Chí Minh được đặt tại đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Ba Vì.
  • D. Côn Đảo.

Câu 5:Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng vào thời điểm nào?

  • A. 02-09-1973.
  • B. 02-09-1979.
  • C. 02-09-1977.
  • D. 02-09-1975.

Câu 6: Ai là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tự do và tiến bộ xã hội trên thế giới?

  • A. Phan Châu Trinh.
  • B. Võ Nguyên Giáp.
  • C. Nguyễn Phú Trọng.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 7: Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào?

  • A. 1997.
  • B. 1977.
  • C. 1987.
  • D. 1988.

Câu 8: “Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Câu nói trên là nói về

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Lê Tuấn Anh.
  • C. Trường Chinh.
  • D. Tôn Đức Thắng.

Câu 9: Ai là người đặt ra những cơ sở đảm bào và chỉ dẫn, soi đường cho quá trình “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”?

  • A. Võ Chí Công.
  • B. Trần Đức Lương.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Nguyễn Minh Triết.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Hội tụ tinh hoa, giá trị văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
  • B. Đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc.
  • C. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc từ thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga.
  • D. Những tư tưởng mang tầm vóc vĩ nhân của thời đại.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng về hành động để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân và các quốc gia?

  • A. Ghi chép lại những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
  • B. Xây dựng nhà lưu niệm, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.
  • C. Dựng tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm Hồ Chí Minh.
  • D. Đặt tên Hồ Chí Minh cho các đại lộ, con đường, trường học, công viên.

Câu 12: Quan sát hình ảnh và cho biết tên di tích đó là gì?

  • A. Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
  • B. Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở Mát-xcơ-va.
  • C. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội).
  • D. Nhà Hát lớn (Thành phố Hồ Chí Minh).

 

Câu 13: Quan sát hình ảnh và cho biết tên di tích đó là gì?

  • A. Bia tưởng niệm tại khách sạn Can-tơn (Mỹ).
  • B. Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở Mát-xcơ-va.
  • C. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội).
  • D. Nhà Hát lớn (Thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 14: “Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói, những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất… Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống đời đời bất diệt” là nhận định của ai về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. O.Mandenxtam (Nhà báo Xô-viết).   
  • B. Fidel Castro (Lãnh tụ Cu-ba).
  • C. P.J Nehru (Thủ tướng Ấn Độ).
  • D. Pierre Brocheux (Nhà sử học người Pháp gốc Việt).

Câu 15: “Người là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của một nhà cách mạng, một người nhìn xa trông rộng và một nhà nhân văn vĩ đại” là nhận định của ai về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. O.Mandenxtam (Nhà báo Xô-viết).
  • B. Fidel Castro (Lãnh tụ Cu-ba).
  • C. P.J Nehru (Thủ tướng Ấn Độ).
  • D. K.C Tiagi (Tổng bí thư Đảng Janata dal, Ấn Độ).

Câu 16: “Trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới... Nguyễn Ái Quốc cũng đang lan tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” của nhà báo Ô-xíp Man-đen-xtam được trích trong

  • A. UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Quê hương Việt Bắc.
  • C. Thăm một chiến sĩ cộng sản quốc tế.
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.

Câu 17: “Trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới... Nguyễn Ái Quốc cũng đang lan tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” của nhà báo Ô-xíp Man-đen-xtam được trích trong tạp chí

  • A. Hoa học trò.
  • B. Cộng sản.
  • C. Ngọn lửa nhỏ.
  • D. Giáo dục – khoa học.

Câu 18: Đoạn thơ sau được trích trong bài thơ nào, của ai?

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

  • A. Bác ơi!, Tố Hữu.
  • B. Sáng tháng Năm, Tố Hữu.
  • C. Cháu nhớ Bác Hồ, Thanh Hải.
  • D. Tôi nói đồng bào nghe rõ không, Dương Tuấn.

Câu 19: Đoạn thơ sau được trích trong bài thơ nào, của ai?

“Người không con mà có triệu con

Nhân dân ta gọi Người là Bác

Cả đời Người là của nước non”.

  • A. Cảnh rừng Pác Pó, Hồ Chí Minh.
  • B. Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ.
  • C. Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên.
  • D. Quê hương Việt Bắc, Nguyễn Đình Thi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác