Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước tại

  • A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
  • B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
  • C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
  • D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.

Câu 2: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện với tinh thần

  • A. phê bình về những sai lầm chủ quan, nóng vội.
  • B. duy trì cơ chế quản lí hành chính, bao cấp.
  • C. vũ trang toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những kiến thức về chủ nghĩa xã hội.
  • D. nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.

Câu 3: Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu lần thứ VI được bổ sung, phát triển tại

  • A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006).
  • B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).
  • C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960).
  • D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976).

Câu 4: Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào? 

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Xã hội.

Câu 5: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào thời gian nào?

  • A. Tháng 05-1991.
  • B. Tháng 04-1991.
  • C. Tháng 06-1991.
  • D. Tháng 03-1991.

Câu 6: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1986-1995.
  • D. 1975-1986.

Câu 7: Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1986-1995.
  • D. 1975-1986.

Câu 8: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội là nội dung về văn hóa – xã hội của công cuộc Đổi mới giai đoạn nào?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1986-1995.
  • D. 1975-1986.

Câu 9: Giai đoạn nào tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước phát triển trong thời gian tiếp theo?

  • A. 2006 đến nay.
  • B. 1996-2006.
  • C. 1975-1986.
  • D. 1986-1995.

Câu 10: Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là nội dung về

  • A. quốc phòng – an ninh.
  • B. văn hóa – xã hội.
  • C. đối ngoại.
  • D. chính trị.

Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử chủ quan nào khiến Đảng ta phải thực hiện Đổi mới năm 1986?

  1. Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985) gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng.
  2. Ta mắc phải sai lầm về chủ trương chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
  3. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

Ý đúng là?

  • A. (2) và  (3).
  • B. (1).
  • C. (1), (2) và (3).
  • D. (1) và (2).

Câu 12: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào? 

  • A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
  • B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
  • D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 13: Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là 

  • A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam.
  • B. Đường Trường Sơn.
  • C. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
  • D. Đường Hồ Chí Minh.

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là

  • A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội. 
  • B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 
  • C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển. 
  • D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Câu 15: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

  • A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
  • B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội.
  • C. Không phải là thay đổi mục tiêu Chủ nghĩa xã hội mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
  • D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về kinh tế giai đoạn 1986-1995?

  • A. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
  • B. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp.
  • C. Hình thành cơ chế thị trường, phát triển hàng hóa nhiều thành phần xã hội chủ nghĩa.
  • D. Chủ trương hội nhập về kinh tế quốc tế. 

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về chính trị giai đoạn 1986-1995?

  • A. Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  • B. Cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp.
  • C.  Kết hợp chặt chẽ quốc phòng – an ninh với kinh tế.
  • D. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về văn hóa – xã hội giai đoạn 1986-1995?

  • A. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân.
  • B. Tạo điều kiện để người lao động có việc làm, cải thiện điều kiện lao động.
  • C. Xây dựng nền văn hóa mới, phong phú và đa dạng.
  • D. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tăng.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về quốc phòng – an ninh giai đoạn 1986-1995?

  • A. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân.
  • B. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng.
  • C. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh.
  • D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Câu 20: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 04-2006) thực hiện mục tiêu

  • A. “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
  • B. “chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
  • C. “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
  • D. “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kĩ thuật hiện đại”.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác