Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?

  • A. Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản tác động tích cực đến Việt Nam.
  • B. Thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ để cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa.
  • C. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến và phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không thành công.
  • D. Khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?

  • A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
  • B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
  • C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
  • D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?

  • A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
  • B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
  • C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 4: Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

  • A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.
  • B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.
  • C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.
  • D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 5: Bà Hoàng Thị Loan – mẹ Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

  • A. Một sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.
  • B. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức; nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.
  • C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.
  • D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 6: Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là

  • A. Nguyễn Văn Ba.
  • B. Nguyễn Sinh Sắc.
  • C. Nguyễn Ái Quốc.
  • D. Nguyễn Sinh Cung.

Câu 7: Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ vào Huế sinh sống vào thời gian nào?

  • A. Năm 1890.
  • B. Năm 1910.
  • C. Năm 1906.
  • D. Năm 1895.

Câu 8: Nguyễn Sinh Cung lấy tên là Nguyễn Tất Thành vào năm nào?

  • A. Năm 1900.
  • B. Năm 1901.
  • C. Năm 1906.
  • D. Năm 1895.

Câu 9: Năm 1906, Nguyễn Tất Thành

  • A. học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt (Vinh).
  • B. theo cha vào Huế, học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, Trường Quốc học Huế.
  • C. dạy học ở Trường Dục Thanh.
  • D. đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ để tìm đường cứu nước.

Câu 10: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc 

  • A. tham gia họa động trong Đảng Xã hội Pháp.
  • B. đến các châu lục để tìm đường cứu nước và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
  • C. gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
  • D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 11: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12-1920.
  • B. Tháng 06-1923.
  • C. Tháng 11-1924.
  • D. Tháng 07-1920.

Câu 12: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ” được Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mỹ đăng trên báo nào?

  • A. Báo Nhân dân.
  • B. Báo Thanh niên.
  • C. Báo Tiền Phong.
  • D. Báo Người cùng khổ.

Câu 13: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: ......... Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 461)

  • A. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
  • B. Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
  • C. Độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc.
  • D. Giái phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Câu 14: Khi bị bắt ở Hồng Kông vào tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước mang tên là gì? 

  • A. Nguyễn Tất Thành.
  • B. Nguyễn Sinh Cung.
  • C. Tống Văn Sơ.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 15: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ? Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. 

Câu nói đó của Hồ Chí Minh vào thời gian nào? 

  • A. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh 19-12-1946.
  • B. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966.
  • C. Thư chúc tết đầu xuân 1969.
  • D. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác