Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 12 Kết nối bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 14: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985.

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay.

- Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế

II. Bài học 

1. Tìm hiểu hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985

- Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là trên lĩnh vực kinh tế; coi trọng quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô; đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải. Đặc biệt, Việt Nam coi quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô “là nguyên tắc, là chiến lược” trong hoạt động đối ngoại, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á, sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước thành viên ASEAN; phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia.

- Thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế, với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực:

+ Việt Nam tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mỹ, hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo ...; góp phần đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, gia nhập các tổ chức quốc tế, ...

+ Tham gia các hoạt động góp phần phát huy vai trò tích cực của Phong trào Không liên kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình.

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

- Việt Nam nỗ lực phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng; trong đó trọng tâm là giải quyết vấn đề Cam-pu-chia, sau đó bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, với Mỹ và gia nhập ASEAN.

- Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác; theo đó, quan hệ với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng; đồng thời, nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với một số nước.

- Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế; triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng.

- Triển khai các hoạt động đối ngoại bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc thông qua việc tham gia đàm phán và kí kết các thoả thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển.

- Việt Nam tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hoá và hỗ trợ nhân đạo, cam kết tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy gắn kết với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua giao lưu văn hoá. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 12 KNTT bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt, kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt, Ôn tập Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác