Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Ôn tập chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt nam từ năm 1986 đến nay

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt nam từ năm 1986 đến nay có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã bầu ai làm Tổng Bí thư Đảng?

  • A. Nguyễn Văn Linh.
  • B. Trần Phú.
  • C. Nguyễn Phú Trọng.
  • D. Lê Hồng Phong.

Câu 2: Đâu không phải lí do để nông nghiệp đứng vị trí hàng đầu trong Ba chương trình kinh tế thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1986-1990? 

  • A. Do những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam.
  • B. Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác.
  • C. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
  • D. Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn.

Câu 3:“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển” là chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ trong công cuộc đổi mới giai đoạn nào?

  • A. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995).
  • B. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006).
  • C. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 – nay).
  • D. Giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội (1986 – nay).

Câu 4:“Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng” là nhận định của đại hội đại biểu lần thứ mấy?

  • A. Đại hội VII.
  • B. Đại hội VI.
  • C. Đại hội X.
  • D. Đại hội XV.

Câu 5:“Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương - đoàn kết, đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức và tư duy sáng tạo của Đảng” là nhận định của đại hội đại biểu lần thứ mấy?

  • A. Đại hội VII.
  • B. Đại hội VI.
  • C. Đại hội X.
  • D. Đại hội XV.

Câu 6: Mục tiêu xuyên suốt và chủ đạo trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong công cuộc Đổi mới là

  • A. độc lập dân tộc.
  • B. bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến tới xã hội chủ nghĩa.
  • C. độc lập dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế.
  • D. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 7: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
  • B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.
  • C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
  • D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.

Câu 8: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990-2005 là

  • A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh.
  • B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.
  • C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.
  • D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?

  • A. Lạm phát được kiểm soát tốt.
  • B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.
  • C. Mức sống của dân cư rất cao.
  • D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 10: Đâu không phải là thành tựu về giáo dục, khoa học – công nghệ trong hội nhập quốc tế?

  • A. Có nhiều hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí môi trường.
  • B. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • C. Là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
  • D. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 11: Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là 

  • A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam. 
  • B. Đường Trường Sơn.
  • C. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
  • D. Đường Hồ Chí Minh.

Câu 12: Mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1998-2006 là

  • A. khắc phục khủng hoảng của mô hình kế hoạch hóa tập trung.
  • B. tận dụng thời cơ hướng tới xuất khẩu.
  • C. mô hình tam giác phát triển: kinh tế - bảo vệ môi trường - đảm bảo an sinh xã hội.
  • D. đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Câu 13: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào? 

  • A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
  • B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
  • D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 14: Quan sát biểu đồ dưới đây và nêu nhận xét về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2022:

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995-2022)

TRẮC NGHIỆM

(Nguồn: Niên giám thống kê)

  • A. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.
  • B. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người ngày càng giảm.
  • C. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người tăng không đồng đều.
  • D. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh.

Câu 15: Việt Nam đã hoàn tất việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỉ (MDGs) của Liên hợp quốc vào năm nào?

  • A. Năm 2009.
  • B. Năm 2015.
  • C. Năm 2022.
  • D. Năm 2019.

Câu 16: Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế là?

  • A. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
  • B. Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
  • C. Cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ.
  • D. Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Câu 17: Công trình đường dây 500 kV Bắc – Nam (mạch 1) được khởi công và xây dựng vào năm

  • A. 1990-1991.
  • B. 2000-2001.
  • C. 2005-2006.
  • D. 1992-1993.

Câu 18: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là 

  • A. Tự túc được một phần lương thực.
  • B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
  • C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á.
  • D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Câu 19: Tại sao năm 2020 và 2021, mức tăng trưởng kinh tế GDP chỉ đạt 2,91% và 2,59%?

  • A. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
  • B. Do khủng hoảng tài chính châu Á.
  • C. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
  • D. Do người tiêu dùng chuyển sang mua hàng online.

Câu 20: Khuyết điểm và yếu kém của Việt Nam sau 10 năm Đổi mới là

  • A. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
  • B. Nước ta còn nghèo và kém phát triển, chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
  • C. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
  • D. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.

Câu 21: Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

  • A. Lê Duẩn.
  • B. Trường Chinh.
  • C. Nguyễn Văn Linh.
  • D. Đỗ Mười.

Câu 22: Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?

  • A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.
  • B. Ủng hộ những hành vi tệ nạn xã hội.
  • C. Mê tín đồng bóng, bói toán,...
  • D. Có lối sống xa đọa trụy lạc.

Câu 23: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy? 

  • A. Đại hội V.
  • B. Đại hội VI.
  • C. Đại hội VII.
  • D. Đại hội VIII.

Câu 24: Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng 

lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào? 

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Xã hội.

Câu 25: Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp, sang mô hình

  • A. kinh tế hỗn hợp.
  • B. kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
  • C. kinh tế xanh.
  • D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 26: Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có biểu hiện

  • A. thấp và có xu hướng chững lại.
  • B. cao và có xu hướng phát triển nhanh.
  • C. trung bình và tương đối bền vững.
  • D. khá cao và tương đối bền vững.

Câu 27: Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP chiếm bao nhiêu phần trăm/năm?

  • A. 3%/năm.
  • B. 4%/năm.
  • C. 5%/năm.
  • D. %/năm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác