Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày

  • A. 02-06-1911.
  • B. 03-06-1911.
  • C. 04-06-1911.
  • D. 05-06-1911.

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin trên báo

  • A. Người cùng khổ.
  • B. Nhân đạo.
  • C. Nhân dân.
  • D. Thanh niên.

Câu 3: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc

  • A. đưa bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai.
  • B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • C. đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  • D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 4: Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc 

  • A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • B. tham gia thành lập Hôi liên hiệp thuộc địa.
  • C. chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
  • D. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 5: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào?

  • A. 1920.
  • B. 1918.
  • C. 1917.
  • D. 1919.

Câu 6: Để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về

  • A. chính trị, tư tưởng.
  • B. kinh tế, tư tưởng.
  • C. văn hóa, chính trị.
  • D. văn hóa, xã hội.

Câu 7: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

  • A. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
  • B. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • C. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
  • D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 8: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”

  • A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
  • B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
  • C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
  • D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 9: Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là 

  • A. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
  • B. mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
  • C. hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 10: Việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX? 

  • A. Chấm dứt khủng hoảng về lực lượng cách mạng. 
  • B. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng. 
  • C. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng. 
  • D. Chấm dứt sự khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?

  • A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  • B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
  • C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
  • D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
  • B. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp.
  • C. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
  • D. Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.

Câu 13: Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
  • B. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).
  • C. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).
  • D. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).

Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là điểm lớn cần thảo luận và thống nhất của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

  • A. Bỏ mọi xung đột cũ, thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.
  • B. Định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
  • C. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương Việt Nam.
  • D. Thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

Câu 15: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì? 

  • A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 
  • B. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để.
  • C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
  • D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.

Câu 16: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?

  • A. Giải phóng dân tộc.
  • B. Giành ruộng đất cho dân cày.
  • C. Đánh đổ phong kiến.
  • D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)? 

  • A. Lần đầu tiên đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  • B. Thực hiện chủ trương đấu tranh được đề ra từ các hội nghị trước đó của Đảng.
  • C. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  • D. Xác định hình thái khởi nghĩa là từ nông thôn đến thành thị.

Câu 18: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin...” được trích trong

  • A. Đường Kách mệnh.
  • B. Báo Người cùng khổ.
  • C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
  • D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

D. kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 19: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm

  • A. gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước thuộc địa.
  • B. thức tỉnh nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới về xác định kẻ thù.
  • C. chuẩn bị về tổ chức, đào tạo cán bộ cho cách mạng vô sản Việt Nam.
  • D. tuyên truyền lí luận cách mạng vô sản cho nhân dân lao động ở chính quốc.

Câu 20: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân là 

  • A. tuyên truyền giáo dục lí luận giải phóng dân tộc.
  • B. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
  • C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam.
  • D. truyền bá lí luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác