Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 1-1-1946, có bao nhiêu nước chống phát xít kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc?

  • A. 13 nước.
  • B. 16 nước.
  • C. 26 nước.
  • D. 23 nước.

Câu 2: Tại Hội nghị Tê-hê-ran, ba nước nào khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc?

  • A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.
  • B. Nga, Pháp, Việt Nam.
  • C. Liên Xô, Anh, Nhật Bản.
  • D. Liên Xô, Mỹ, Anh.

Câu 3: Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc được tổ chức tại?

  • A. Xan Phran-xi-xcô (Mỹ).
  • B. I-an-ta (Liên Xô).
  • C. Tê-hê-ran (I-ran).
  • D. Niu Oóc (Mỹ).

Câu 4: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào thời gian nào?

  • A. Ngày 26-6-1945.
  • B. Ngày 11-2-1947.
  • C. Ngày 24-10-1945.
  • D. Ngày 10-12-1948.

Câu 5: Hội nghị I-an-ta được tổ chức ở đâu?

  • A. Liên Xô.
  • B. Mỹ.
  • C. Anh.
  • D. Pháp.

Câu 6: Đâu không phải là mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc?

  • A. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới.
  • B. Duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.
  • C. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.
  • D. Đóng vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Đại hội đồng Liên hợp quốc?

  • A. Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an.
  • B. Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi mà Hiến chương quy định
  • C. Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc quá bán.
  • D. Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên.

Câu 8: Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?

  • A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực.
  • B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
  • D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Câu 9: Cho các sự kiện sau: 

  1. Hội nghị quốc tế tại I-an-ta (Liên Xô). 
  2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. 
  3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
  4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mĩ). 

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

  • A. (3), (1), (2), (4).
  • B. (2), (1), (4), (3).
  • C. (4), (1), (3), (2).
  • D. (1), (4), (3) ,(2).

Câu 10 : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là

  • A. tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
  • B. tổ chức y tế thế giới.
  • C. tổ chức thương mại thế giới.
  • D. tổ chức kinh tế, thương mại lớn nhất trực thuộc Liên hợp quốc.

Câu 11: Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp

  • A. có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.
  • B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.
  • C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
  • D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 12: Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

  • A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mỹ.
  • B. Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
  • C. Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
  • D. Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc.

Câu 13: Hội nghị I-an-ta diễn ra vào giai đoạn 

  • A. từ ngày 2 đến ngày 11-2-1944.
  • B. từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945.
  • C. từ ngày 4 đến ngày 11-4-1945.
  • D. từ ngày 4 đến ngày 11-2-1944.

Câu 14: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định Hội nghị I-an-ta gồm những nước nào?

  • A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ.
  • B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
  • C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
  • D. Anh, Pháp, Mỹ.

Câu 15: Ở châu Âu, quân đội Liên xô sẽ đóng quân ở 

  • A. miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • B. miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • C. miền Nam nước Đức, Nam Béc-lin và các nước Đông Âu.
  • D. miền Bắc nước Đức, Bắc Béc-lin và các nước Đông Âu.

Câu 16: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.

Câu 17: Hai cực chi phối bắt đầu trở nên căng thẳng từ khi 

  • A. bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh.
  • B. bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D. kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh.

Câu 18: Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã thống nhất mục đích gì?

  • A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
  • B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin.
  • C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

Câu 19: “Từ Vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói của 

  • A. Ph. Ma-gien-lăng – người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đấy bằng đường biển.
  • B. Đi-a-xơ – người phát hiện ra điểm cực nam châu Phi.
  • C. nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (Liên Xô) – người đầu tiên thực hiện chuyến bay của con người vào vũ trụ.
  • D. phi hành gia Nây Am-xtroong (Mỹ) – người đầu tiên đặt chân lên về mặt Mặt Trăng.

Câu 20: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị I-an-ta là

  • A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
  • B. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
  • C. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
  • D. thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.

Câu 21: So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oa-sinh-tơn, Trật tự hai cực I-an-ta có điểm gì khác biệt? 

  • A. Có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
  • B. Tồn tại sự đối lập gay gắt giữa hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
  • C. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của các nước đó.
  • D. Hình thành trên cơ sở những quyết định của các hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới.

Câu 22: Xu thế đa cực được hình thành từ 

  • A. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
  • B. sau khủng hoảng năng lượng 1973. 
  • C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 
  • D. sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Câu 23: Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XI.
  • B. Đầu thế kỉ XX.
  • C. Đầu thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 24: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:

  • A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
  • B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
  • C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
  • D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới. 

Câu 25: Đâu không phải là một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?

  • A. Kinh tế là trọng tâm.
  • B. Toàn cầu hóa.
  • C. Đơn cực trong quan hệ quốc tế.
  • D. Đối thoại, hợp tác

Câu 26: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới? 

  • A. WTO.
  • B. F20.
  • C. ASEM.
  • D. ASEAN.

Câu 27: Việt Nam được kết nạp vào APEC từ

  • A. năm 2000.
  • B. năm 1997.
  • C. năm 1989.
  • D. năm 1998.

Câu 28: Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?

  • A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
  • B. Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh.
  • C. Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền.
  • D. Nước Mỹ ra sức khuếch trương sức mạnh. 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác