Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?

  • A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
  • B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
  • C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
  • D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp. 

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp? 

  • A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
  • B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. 
  • C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
  • D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.

Câu 3: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các

  • A. Hoạt động.
  • B. Văn bản.
  • C. Ngành luật.
  • D. Ngành kinh tế.

Câu 4: Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo

  • A. Trình tự và thủ tục đặc biệt.
  • B. Đa số biểu quyết.
  • C. Luật hành chính.
  • D. Sự hướng dẫn của chính phủ.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?

  • A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
  • B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
  • C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
  • D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.

Câu 6: Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 7: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

  • A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
  • B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây? 

  • A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước. 
  • B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
  • C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.
  • D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.

Câu 9: Nước ta ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm nào?

  • A. 1945.
  • B. 1946.
  • C. 1947.
  • D. 1948.

Câu 10: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25). Điều luật trên thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013?

  • A. Chế độ chính trị.
  • B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • C. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
  • D. Khoa học, công nghệ và môi trường.

Câu 11: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vần đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
  • B. là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Nội dung hiến pháp bao gồm vấn đề nào?

  • A. Bản chất nhà nước.
  • B. Chế độ chính trị.
  • C. Chế độ kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

  • A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
  • B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp. 
  • C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
  • D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được sự đồng ý của Nhà nước. 

Câu 14: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Là luật cơ bản của Nhà nước.
  • B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.
  • C. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Hiến pháp Việt Nam do cơ quan nào xây dựng?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Tổng Bí thư.
  • D. Chính phủ.

Câu 16: Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.

Hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.

  • A. Ông K không trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.
  • B. Ông K không cần lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người.
  • C. Ông K có trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động không lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?

  • A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
  • B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
  • C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể. 
  • D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.

Câu 18: Mọi công dân đối với Hiến pháp phải như thế nào?

  • A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
  • C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều đượC.
  • D. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Câu 19: Mỗi học sinh cần làm gì để tuân thủ đúng Hiến pháp?

  • A. Tham gia bảo vệ tổ quốc, trật tự xã hội.
  • B. Tiết lộ bí mật quốc gia.
  • C. Không chấp hành các quy định nơi công cộng.
  • D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Câu 20: Mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

  • A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.
  • B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
  • C. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác