Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 21 Thực hiện pháp luật

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 21 Thực hiện pháp luật cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Biểu hiện không phải của sử dụng pháp luật là

  • A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
  • B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
  • C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
  • D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.

Câu 2: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?

  • A. Không buôn bán hàng cấm.
  • B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
  • C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ. 
  • D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.

Câu 3: Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan được thực hiện theo mấy hình thức?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 4: Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình là đặc điểm của hình thức thực hiện pháp luật nào?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5: Biểu hiện của tuân thủ pháp luật là

  • A. Người kinh doanh khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế.
  • B. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
  • C. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ tại các ngã tư đường.
  • D. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?

  • A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
  • B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
  • C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
  • D. Cả A,B, C đều đúng.

Câu 7: Thực hiện pháp luật là

  • A. hành vi hợp pháp của mỗi cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
  • B. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của hiến pháp, pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
  • C. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
  • D. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống kinh tế - xã hội.

Câu 8: Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm việc nào dưới đây? 

  • A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. 
  • B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
  • C. Làm những việc theo sở thích của mình.
  • D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

Câu 9: Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?

  • A. Cán bộ nhà nước.
  • B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. 
  • D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.

Câu 10: Hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là gì?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thực hiện pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Vi phạm pháp luật.

Câu 11: Người sản xuất kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Tôn trọng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Đề cao pháp luật.
  • D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 12: Việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm gọi là gì?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13: Hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi được gọi là gì?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14: Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Tụ tập đông người trong những ngày phòng chống dịch bệnh COVID-19. 
  • B. Không chơi trò chơi điện tử ăn tiền dù bị bạn rủ nhiều lần.
  • C. Đứng xem, cổ vũ người dua xe mô tô.
  • D. Không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông. 

Câu 15: Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?

  • A. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.
  • B. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.
  • C. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
  • D. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện pháp luật?

  • A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
  • B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.
  • C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.
  • D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.

Câu 17: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép mà không bị ép buộc phải thực hiện?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 18: Hình thức thực hiện pháp luật mà các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm được gọi là gì?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 19: Công ty sản xuất nước giải khát K đã sử dụng hình ảnh của một vận động viên N để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mà chưa được sự đồng ý của vận động viên N. Khi biết được sự việc này, vận động viên N đã gửi đơn yêu cầu Công ty K dừng hoạt động quảng cáo hình ảnh của mình và xin lỗi vì hành vi này.

Nhận xét về hành vi của Công ty K.

  • A. Công ty K được coi là thực hiện pháp luật vì hành động của công ty K đã tuân thủ pháp luật.
  • B. Công ty K không được coi là tuân thủ pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.
  • C. Công ty K không được coi là thực hiện pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.
  • D. Công ty K không được coi là sử dụng pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.

Câu 20: Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm gì?

  • A. Lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
  • B. Thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực.
  • C. Tuyên truyền khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty S chế biến thức ăn gia súc đã xả nước thải chưa qua xử lí vào dòng sông bên cạnh làm ô nhiễm dòng sông. Công ty S bị cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động đến khi khắc phục xong hậu quả.

Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

  • A. Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của sử dụng pháp luật.
  • B. Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của tuân thủ pháp luật.
  • C. Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của thi hành pháp luật.
  • D. Hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của áp dụng  pháp luật.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây là tuân thủ pháp luật?

  • A. Không xâm phạm tài sản của người khác.
  • B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. 
  • C. Tố cáo người sử dụng ma tuý.
  • D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác