Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 12 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 12 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Chức năng không phải của Chính phủ là

  • A. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
  • B. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
  • C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • D. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Câu 2: Hoạt động của Chính phủ thể hiện qua mấy hình thức?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3: Toà án nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước? 

  • A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • B. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Cơ quan điều tra tội phạm để đưa ra xét xử. 
  • D. Cơ quan đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

  • A. Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.
  • B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước.
  • C. Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ này nhà nước

  • A. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
  • B. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
  • C. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 6: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 7: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là

  • A. Chính phủ.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Quốc hội.
  • D. Tòa án nhân dân.

Câu 8: Chức năng không phải của Quốc hội là

  • A. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
  • B. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  • D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 9: Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam?

  • A. Là người đứng đầu Nhà nước.
  • B. Thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
  • C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam gồm mấy cơ quan chính?

  • A. 6.
  • B. 7.
  • C. 8.
  • D. 9.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm của bộ máy nhà nước?

  • A. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
  • B. Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
  • C. Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Bộ máy nhà nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • B. Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân.
  • C. Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • D. Quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội.

Câu 13: Bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
  • B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • C. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Quốc hội thực hiện chức năng gì?

  • A. Lập hiến.
  • B. Lập pháp.
  • C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Tòa án nhân dân là

  • A. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
  • B. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập pháp.
  • C. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hiến pháp.
  • D. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, lập pháp, hiến pháp.

Câu 16: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước. 

  • A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp. 
  • C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
  • D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.

Câu 17: Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Uỷ ban) và định kì họp như thế nào?

  • A. 1 năm 3 lần.
  • B. 1 năm 2 lần.
  • C. 2 năm 4 lần.
  • D. 2 năm 1 lần.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân?

  • A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
  • B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19:  Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam gồm các cơ quan nào?

  • A. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ.
  • B. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm

  • A. các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội.
  • B. các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Chủ tịch nước.
  • C. các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Tổng bí thư.
  • D. các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Nhân dân.

Câu 21: Chủ tịch nước chịu trách  nhiệm về

  • A. đối nội và đối ngoại.
  • B. công thương.
  • C. thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
  • D. A và C đều đúng.

Câu 22: Viện Kiểm sát nhân dân là

  • A. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động lập pháp.
  • B. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động hiến pháp.
  • C. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
  • D. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động sai trái.

Câu 23: Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là

  • A. bão vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
  • B. bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.
  • C. bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • D. bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác