Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 13 Chính quyền địa phương

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 13 Chính quyền địa phương cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan

  • A. đại biểu của nhân dân địa phương.
  • B. hành chính nhà nước ở địa phương.
  • C. tổ chức sản xuất ở địa phương.
  • D. bảo vệ nhà nước ở địa phương.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây nói về đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân?

  • A. Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra mỗi năm ít nhất hai kì.
  • B. Xem xét, thông qua các nghị quyết về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.
  • C. Đưa ra biểu quyết, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không là cơ quan chính quyền địa phương?

  • A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.
  • B. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • C. Trường Đại học Quy Nhơn.
  • D. Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Uỷ ban nhân dân?

  • A. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
  • B. Hoạt động của tập thể.
  • C. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
  • D. Hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân.

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân? 

  • A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp. 
  • B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh. 
  • C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
  • D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 6: Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp?

  • A. Hội đồng nhân dân cùng cấp.
  • B. Hội đồng nhân dân các cấp.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 7:  Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

  • A. Cử tri ở địa phương.
  • B. Cử tri Quốc hội.
  • C. Ủy ban thường vụ.
  • D. Quốc hội.

Câu 8: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan

  • A. công tác nhà nước ở địa phương.
  • B. quyền lực nhà nước ở địa phương
  • C. điều hành sản xuất ở địa phương.
  • D. quản lí nhà nước ở địa phương. 

Câu 9: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?

  • A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
  • B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
  • C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?

  • A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
  • B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
  • C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
  • D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Câu 11: Hoạt động của Ủy ban nhân dân là

  • A. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  • B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
  • C. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định.
  • D. Cả B và C đều sai.

Câu 12: Uỷ ban nhân dân có chức năng gì?

  • A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
  • B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  • C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Vì sao mỗi công dân cần có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương? 

  • A. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân.
  • B. Ý kiến của nhân dân là thước đo chính xác nhất để chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến và có những giải pháp sửa đổi cụ thể.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 14: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

  • A. Do cử tri ở địa phương bầu ra.
  • B. Do công dân ở địa phương bầu ra.
  • C. Do cán bộ địa phương bầu ra.
  • D. Do tất cả nhân dân ở địa phương bầu ra.

Câu 15: Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính ngầm mấy cấp cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 16: Khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương Uỷ ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo.
  • B. Nguyên tắc cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng.
  • C. Nguyên tắc tự quyết.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Anh C làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty nên anh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định. Nhưng khi anh A chuẩn bị đến Uỷ ban nhân dân xã để chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy khai sinh thì chị A lại nói Uỷ ban nhân dân không có quyền chứng thực các giấy tờ này. Anh C băn khoăn không biết Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh hay không?

Hãy giúp anh C giải quyết nỗi băn khoăn này.

  • A. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Hội đồng nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
  • B. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
  • C. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
  • D. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Nhà nước có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.

Câu 18: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri?

  • A. Chịu sự giám sát của cử tri.
  • B. Có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân.
  • C. Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Là học sinh, em và các bạn cần làm gì để góp phần xây dựng chính quyền địa phương?

  • A. Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao, hoạt động từ thiện...
  • B. Tham gia tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
  • C. Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng gì sau đây?

  • A. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
  • B. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
  • C. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm những thành phần nào?

  • A. Chủ tịch.
  • B. Phó Chủ tịch.
  • C. Thường trực Hội đồng nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác