Tóm tắt kiến thức kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 13: Chính quyền địa phương
Tổng hợp kiến thức trọng tâm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 13: Chính quyền địa phương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
a. Vị trí và chức năng:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của Nhân dân.
- Quyết định vấn đề địa phương, giám sát tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
b. Cơ cấu tổ chức:
- Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu do cử tri bầu cử.
- Ba cấp: Tỉnh, huyện, xã.
c. Hoạt động:
Thực hiện thông qua kỳ họp, hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban.
2. UỶ BAN NHÂN DÂN
a. Vị trí và chức năng:
- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng và cơ quan cấp trên.
- Thực hiện thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
b. Cơ cấu tổ chức:
- Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên theo cấp.
- Ba cấp: Tỉnh, huyện, xã.
c. Hoạt động:
Quyết định vấn đề quan trọng, tổ chức thực hiện nghị quyết, báo cáo công tác.
3. NGHĨA VỤ CỦA BẢN THÂN TRONG BẢO VỆ, XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.
- Vai trò: Chính quyền địa phương là của nhân dân, mọi công dân cần tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền này.
- Thực hiện:
- Tuân thủ pháp luật và văn bản quản lý của chính quyền địa phương.
- Tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương theo độ tuổi.
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền địa phương.
- Đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận