Giải bài 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Giải bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Mở đầu
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước?
Hướng dẫn giải:
Cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước: Chính phủ
- Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- "Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ". Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khám phá
1. Quốc hội
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.
Thông tin 2. Theo kế hoạch, Quốc hội khoá XV dành 2,5 ngày cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu Quốc hội chất vấn các Độ trưởng về các vấn đề do Bộ trưởng phụ trách.
Thông tin 3. Quốc hội xem xét báo cáo quyết định vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, việc quản lí và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, công tác phòng, chống và kiểm soát đại địch, thiên tai.
Thông tin 4. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao.
a) Thông tin 1 cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng như thế nào trong ban hành văn bản luật?
b) Thông tin 2 cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện nhiệm vụ nào của Quốc hội?
c) Theo thông tin 3 và 4, bầu các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước có phải nhiệm vụ của Quốc hội? Nêu các nhiệm vụ khác của Quốc hội.
Hướng dẫn giải:
a) Thông tin 1: Cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng trong ban hành văn bản luật: biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.
b) Thông tin 2: Cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
c) Các nhiệm vụ của Quốc hội:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
- Xét báo cáo công tác của Chú tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
- Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia như mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, dân tộc, tôn giáo, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, bầu miễn nhiệm các chức danh quan trong trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp quy định, quyết định đại xsa, quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia, quyết định chính sách cơ bản vẻ đối ngoại, quyết định trưng câu ý dân...
Bình luận