5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 110
5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 110. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 18: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
Mở đầu
CH: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước?
Quốc hội
CH: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.
Thông tin 2. Theo kế hoạch, Quốc hội khoá XV dành 2,5 ngày cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu Quốc hội chất vấn các Độ trưởng về các vấn đề do Bộ trưởng phụ trách.
Thông tin 3. Quốc hội xem xét báo cáo quyết định vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, việc quản lí và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, công tác phòng, chống và kiểm soát đại địch, thiên tai.
Thông tin 4. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao.
a) Thông tin 1 cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng như thế nào trong ban hành văn bản luật?
b) Thông tin 2 cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện nhiệm vụ nào của Quốc hội?
c) Theo thông tin 3 và 4, bầu các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước có phải nhiệm vụ của Quốc hội? Nêu các nhiệm vụ khác của Quốc hội.
Chủ tịch nước
CH: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Chủ tịch nước đã kí Pháp lệnh công bố 72 Luật, 2 Pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua.
Thông tin 2. Chủ tịch nước đã kí quyết định bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 — 2021, miễn nhiệm 24 thành viên Chính phủ, đình chỉ công tác với 1 thành viên Chính phủ; kí quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 3. Chủ tịch nước kí quyết định tặng thưởng 370 896 Huân, huy chương; 27 249 danh hiệu vinh dự Nhà nước, phong tặng và truy tặng 20 472 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 84 danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 4. Chủ tịch nước quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 4 384 phạm nhân trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 5. Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ cho 55 cán bộ Bộ Ngoại giao, bổ nhiệm 112 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại các nước trên thế giới trong nhiệm kì 2016 - 2021.
Em hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thông qua các thông tin trên.
Chính phủ
CH: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Tại Thông báo 329/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 12 tháng năm 2021; tại dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch, phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch CO VID-19.
Thông tin 2. Thông báo 329/TB-VPCP kết luận của Chính phủ về việc tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.
Thông tin 3. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp bố trí đối với với Đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn tri thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miễn nủi giai đoạn 2013 — 2020 sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thông tin 4. Nghị định 123/2016/2016 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Những thông tin trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ? Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 mà em biết.
Tòa án nhân, Viện Kiểm sát nhân dân
CH: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Toà án xét xử A tại phiên toà và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Thông tin 2. Viện Kiểm sát nhân dân huyện B kháng nghị bản án sơ thẩm của Toà án huyện B vì cho rằng bản án không bảo đảm tính hợp pháp, mức bồi thường chưa thoả đáng.
Theo thông tin, Tòa án và Viện Kiểm sát có nhiệm vụ gì?
Chính quyền địa phương
CH: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Hội đông nhân dân A ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế — xã hội của địa phương.
Thông tin 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương như thế nào?
Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
CH: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Sáng ngày 15/7/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu hội đồng nhân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026. Kết quả cuộc bầu cử đã bầu được 499 đại biểu Quốc hội khoá XV, 3 722 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 22 550 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và 239 788 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Thông tin 2. Có thể hiểu một cách tổng quát Kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, ké toán.
Kiểm toán nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước, là cơ quan do Quốc hội thành lập.
(Theo Bình luận Khoa học Hiến pháp hiện hành 2013, trang S41, 944, NXB Tư pháp)
a) Từ thông tin 1, em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Hội đồng Bầu cử quốc gia?
b) Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là gì trong bộ máy nhà nước?
Luyện tập
CH1: Nội dung nào sau đây đúng về cơ quan trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013?
A. Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia, giám sát tối cao.
B. Toà án có chức năng xét xử.
C. Viện Kiểm sát thực hiện quyền tư pháp.
D. Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
G. Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
H. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ.
I. Kiểm toán nhà nước là cơ quan của Quốc hội.
CH2: Các hoạt động sau tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ?
- Chính phủ ban hành nghị định để triển khai luật
- Chính phủ chỉ đạo phòng chống dịch COVID
- Thi tuyển công chức vào Bộ X
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường
CH3: Bạn A cho rằng, ở Việt Nam Toà án và Viện Kiểm sát đều là cơ quan xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, cá nhân, tổ chức.
Theo em, quan điểm của bạn A đúng hay sai? Giải thích tại sao. (Nêu điều luật để chứng minh)
CH4: H là học sinh của một trường trung học phổ thông muốn thực hiện quyền khiếu nại vì có quyết định cho H đi nghĩa vụ quân sự. H gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nhân dân xã X.
Trong tường hợp trên, nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để H hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân để H thực hiện đúng quyền của mình?
Vận dụng
CH1: Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy cơ quan nhà nước theo quy định tại Hiến pháp năm 2013.
CH2: Với vai trò là một đoàn viên, em hãy lập kế hoạch nhỏ tuyên truyền về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, theo gợi ý sau:
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền.
- Nội dung tuyên truyền.
- Thời gian thực hiện.
- Cách thức thực hiện.
- Trao đổi kế hoạch trong lớp.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
Mở đầu
CH:
Cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước: Chính phủ
- Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- "Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ". Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội
CH:
a) Thông tin 1: Cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng trong ban hành văn bản luật: biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.
b) Thông tin 2: Cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
c) Các nhiệm vụ của Quốc hội:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
- Xét báo cáo công tác của Chú tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
- Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia như mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, dân tộc, tôn giáo, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, bầu miễn nhiệm các chức danh quan trong trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp quy định, quyết định đại xsa, quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia, quyết định chính sách cơ bản vẻ đối ngoại, quyết định trưng câu ý dân...
Chủ tịch nước
CH:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
Thông tin 1: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Thông tin 2: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của nhà nước như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Toà án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông tin 3: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
Thông tin 4: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
Thông tin 5: Phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
Chính phủ
CH:
* Những thông tin trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
- Thông tin 1: Tập trung ưu tiên, phòng chống dịch Covid-19.
- Thông tin 2: Tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.
- Thông tin 3: Đưa ra giải pháp bố trí đối với Đội viên Đề án thí điểm chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
- Thông tin 4: Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
* Những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013:
- Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thâm quyên theo luật định.
Trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền.
Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội; thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quân lí nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cập trên; tạo điều kiện đề Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyên công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Quyền hạn:
Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước, quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuân quy định.
Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tô chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tòa án nhân, Viện Kiểm sát nhân dân
CH:
Nhiệm vụ của tòa án và Viện Kiểm sát:
- Toà án nhân dân: có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Viện Kiếm sát nhân dân: có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chính quyền địa phương
CH:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương:
Tổ chức và bảo đảm việc thị hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đê của địa phương do luật định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
CH:
a) Hội đồng Bầu cử quốc gia:
Là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập lần đầu tiên tháng 11/2015.
Là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
b) Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước trong bộ máy nhà nước:
Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, kế toán.
Là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước.
Luyện tập
CH1:
Nội dung đúng về cơ quan trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013:
A. Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia, giám sát tối cao.
B. Toà án có chức năng xét xử.
D. Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
G. Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
I. Kiểm toán nhà nước là cơ quan của Quốc hội.
CH2:
- Chính phủ ban hành nghị định để triển khai luật.
=> Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
- Chính phủ chỉ đạo phòng chống dịch COVID.
=> Thống nhất quản lí tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Thi tuyển công chức vào Bộ X.
=> Thực hiện quản lí cán bộ công chức viên chức và công, vụ trong cơ quan nhà nước.
- Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
=> Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
CH3:
Theo em, quan điểm của bạn A đúng. Tuy nhiên, Toà án và Viện Kiểm sát có chức năng khác nhau:
- Đối với Tòa án:
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
Hiến pháp năm 2013 Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”. Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án.
- Đối với Viện kiểm sát nhân dân:
Viện kiểm sát để phù hợp với mô hình Tòa án nhân dân theo chủ trương cải cách tư pháp, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”.
Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát tại khoản 3 Điều 107, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
CH4:
Em sẽ giải thích cho H biết rằng Hội đông nhân dân, ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau, bạn cần hiểu rõ để thực hiện đúng và tránh mất thời gian:
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh...
=> Vì vậy, bạn phải đến Ủy ban nhân dân để thực hiện quyền khiếu nại về quyết định cho H đi nghĩa vụ quân sự.
Vận dụng
CH1:
CH2:
Tuyên truyền về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước:
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền: tất cả các học sinh trong lớp học.
- Nội dung tuyên truyền:
Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.
Các chức năng, quyền hạn, vị trí của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Khuyến khích mọi người hiểu đúng và thực hiện đúng khi thực hiện các hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Phổ biến các trường hợp nhằm lẫn khi thực hiện những nhiệm vụ và chức năng khi đến các cơ quan trong bộ máy nhà nước để giải quyết các vấn đề cá nhân.
- Thời gian thực hiện: em tự chọn.
- Cách thức thực hiện: em tự chọn.
- Trao đổi kế hoạch trong lớp: em tự trao đổi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Kinh tế pháp luật 10 cánh diều, giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 110, giải Kinh tế pháp luật 10 CD trang 110
Bình luận