5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 42
5 phút giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 42. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 4: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
BÀI 7: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
Mở đầu
CH: Em hãy cùng bạn liệt kê các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và lấy ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó.
Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh
CH1: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Em hãy mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên và chỉ ra các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó.
b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là gì?
Chè là một đặc sản nỏi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng, việc sản xuất chè hữu cơ đã giúp người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nồi tiếng ở Thái Nguyên có thu nhập cao và thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh. Không những thế, chè Thái Nguyên còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn thu cho đất nước.
(Theo Báo Dân sinh, ngày 14/10/2020)
c) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò gì đối với người tiêu dùng?
d) Em hãy cho biết việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích gì cho các chủ thể của nền kinh tế?
Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mô hình
CH1: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ CP về đăng kí doanh nghiệp
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng kí hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng kí hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quả vặt, buôn chuyền, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng kí hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghê đầu tư kinh doanh có điều kiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vị địa phương.
Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho hiệu quả cao. Trong gia đoạn 2018 - 2020, toàn huyện có hơn 40 nghìn lượt hộ hội viên nông dân đăng ki tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Các hộ gia đình trên địa bản huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hinh làm kinh tế có hiệu quả như nuôi bò vỗ béo hướng thịt ở các xã Cao Phong, Tứ Yên, Hải Lựu; nuôi bò nái sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tứ Yên, Đôn Nhân, Như Thuy; nuôi lợn ở xã Lãng Công,...
(Theo baovinhphuc.com.vn, ngày 06/8/2020)
Trường hợp. Sinh ra trong một miền quê và gia đình gắn bó với nghề làm nón lá truyền thống, chị An được bố mẹ truyền lại kinh nghiệm làm nón và những bí quyết riêng để tạo ra những chiếc nón đẹp. Những ngày cuối tuần được nghỉ học, chị An thường phụ giúp bố mẹ làm nón. Với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp nên thu nhập của gia đình không lớn. Những năm gần đây, thấy tình hình tiêu thụ nón lá khó khăn, các hộ gia đình trong làng đã tìm cách đưa nón lá của quê hương mình đến những vùng miền khác và xuất khẩu đi một số nước. Chị An mong muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của gia đình mình để đưa những chiếc nón lá - một nét đẹp văn hoá Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới.
a) Em hãy căn cứ vào các thông tin để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình.
b) Em hãy liệt kê lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 và trường hợp trên.
c) Em có ý kiến như thế nào về nhận định: Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp?
CH2: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lân nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản ló hợp tác xã.
(Theo Điều 3, Luật Hợp tác xã, Luật số 23/2012/QH13)
Em hãy căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã? Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?
Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với cách sản xuất kinh doanh mới. Bình Thuận hiện có khoảng 180 hợp tác xã, được hình thành một cách tự nguyện giữa các xã viên với hơn 47 800 thành viên. Các hợp tác xã vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn góp phân tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội, tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập. Tiêu biểu là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh, huyện Tánh Linh trông nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Binh trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học — công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,...
(Theo dantocmiennui.vn, ngày 07/12/2019)
Em hãy cho biết những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2? Em hãy liệt kê các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết.
Tình huống. Gia đình Lan là hộ chuyên canh rau ở vùng ngoại thành. Do sản xuất với quy mô nhỏ và bố mẹ Lan phải tự tiêu thụ nên thu nhập thấp, không ổn định. Những năm gần đây, ở quê Lan xuất hiện mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chuyên cung cấp rau, thịt an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho các xã viên. Nhiều hộ gia đình xung quanh nhà Lan đã tham gia hợp tác xã, được cán bộ hồ trợ về kĩ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và hợp tác xã đứng ra thu mua sản phẩm. Gia đình Lan băn khoăn không biết có nên tham gia hợp tác xã hay không.
Em hãy đọc tình huống bên và đưa ra ý kiến của em để giúp gia đình Lan lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.
CH3: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích)
Điều 4. Giải thích thuật ngữ
10. Doanh nghiệp là tô chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ki thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phân có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tô chức, cá nhân.
Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phân, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty có phân là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng có đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
CH:
a) Em hãy căn cứ vào thông tin trên để xác định đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp.
b) Hãy liệt kê các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên và cho biết đặc điểm về nguồn gốc hình thành vốn của từng loại hình doanh nghiệp đó. Ngoài các loại hình trên, em còn biết các loại hình doanh nghiệp nào khác?
c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.
7.11
a) Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại nào?
Luyện tập
CH1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phản giải quyết việc làm cho chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chát và tình thần cho người lao động, giảm bớt tệ nạn xã hội.
B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.
C. Khi doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đât nước càng phát triên.
D. Nên tập trung phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương.
CH2: Em hãy lựa chọn một điển hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp.
CH3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Oanh: Tớ cho rằng mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.
- Hùng: Mình thì cho rằng, mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hoạt động không chỉ vỉ mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng đến yêu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.
a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b) Em hãy cùng bạn lấy một ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thể mà em biết.
CH4: Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới.
CH5: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tình huống đó.
a) Địa phương của Hưng có nghề sản xuất bánh kẹo truyền thông. Mặc dù các loại bánh kẹo trên thị trường rất đa dạng nhưng hương vị bánh kẹo truyền thống của quê Hưng vẫn vẹn nguyên suốt từ bao đời nay. Đặc biệt, mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nào cũng đỏ lửa, luôn tay làm cả ngày mà vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Hưng muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của địa phương nhưng anh trai của Hưng thì cho rằng sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống không phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Em hãy nhận xét sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của anh trai bạn Hưng? Vì sao?
b) Chị gái của Kiên mở cửa hàng quần áo thời trang trên phố. Chi phí thuê địa điểm, nhân viên ngày càng tăng nên lời lãi không được bao nhiêu. Mặt khác, xu hướng, mua sắm trực tuyến ảnh hưởng lớn việc tiêu thụ của cửa hàng. Thấy công việc kinh doanh của chị gái ế ẩm, Kiên khuyên chị nên chuyển sang hình thức kinh doanh online, mở gian hàng trên các chợ thương mại điện tử, đăng hình ảnh quảng cáo chất lượng sản phẩm cao hơn thực tế để thu hút khách hàng.
Em hãy nhận xét lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái. Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có u điểm và nhược điểm gì? Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp nào đê nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình?
Vận dụng
CH1: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ để “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương”.
CH2: Em hãy tìm hiểu về mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế hợp tác xã, mô hình doanh nghiệp ở địa phương em và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự phát triển của mô hình đó.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
Mở đầu
CH: Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…
Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh
CH1:
Thông tin 1:
a) Quả trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm:
Trang trại bò: vắt sửa -> Vận chuyển đến nhà máy để bảo quản -> Chế biến -> Đóng gói thành phẩm -> Vận chuyển thành phẩm đến các chợ, siêu thị,.. để bán.
b) Mục đích của việc sản xuất kinh doanh: Tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.
Thông tin 2:
a) Vai trò của việc sản xuất kinh doanh:
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh
- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
b) Việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích cho các chủ thể của nền kinh tế:
- Người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nồi tiếng ở Thái Nguyên có thu nhập cao.
- Tạo việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh.
- Đất nước có nguồn thu từ việc xuất khẩu chè
Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mô hình
CH1:
a) Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình: các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất, kinh doanh.
b) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình:
* Thông tin 2:
Nuôi bò vỗ béo hướng thịt ở các xã Cao Phong, Tứ Yên, Hải Lựu
Nuôi bò nái sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tứ Yên, Đôn Nhân, Như Thuỵ
Nuôi lợn ở xã Lãng Công,...
* Trường hợp: Nghề làm nón lá.
c Em thấy đây là nhận định đúng. Bởi vì: kinh doanh hộ gia đình thường sẽ dựa vào công nghệ và sức lao động truyền thống, kinh doanh trên đất nhà nền quy mô sẽ nhỏ, và không cần đầu tư quá nhiều vốn.
CH2:
* Thông tin 1:
- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã: tổ chức, tập thể.
- Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành: Do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.
- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên:
Tìm kiếm việc làm, vì lợi ích nhu cầu chung.
Hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
* Thông tin 2:
- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2:
Hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh, huyện Tánh Linh trồng nấm linh chi, nắm rơm và sản xuât phân hữu cơ.
Hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Binh trồng dưa lưới trong nhà màng.
Hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ửng dụng khoa học — công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,...
* Tình huống:
- Gia đình Lan nên tham gia hợp tác xã để nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong hợp tác xã.
CH3:
Thông tin 1:
a) Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
c) Phân biệt các loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp | Đặc điểm |
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên | Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. |
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên | Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. |
Doanh nghiệp nhà nước | Được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. |
Công ty cổ phần | Số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. |
Doanh nghiệp tư nhân | Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. |
Thông tin 2:
a) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Nông, lâm, thủy sản.
- Công nghiệp và xây dựng.
- Dịch vụ.
* Nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước nhiều nhất.
Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ xuất hiện nhiều.
b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại:
Doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp vừa.
Doanh nghiệp lớn.
Luyện tập
CH1:
A. Đồng tình.
B. Không đồng tình. Giải thích: Sản xuất kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội
C. Đồng tình. Khi được nhiều lợi nhuận thì góp phần đóng thuế, tạo việc làm cho mọi người giúp đời sống nhân phát triển, đất nước ngày càng phát triển,.
D. Không đồng ý.Ccó thể phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại bên cạnh đó sẽ tạo ra nhiều hình thức khác nhau để đồng thời phát triển các nghề truyền thống ở địa phương.
CH2: Em tự thực hiện và tìm hiểu các mô hình kinh tế hộ gia đình tại địa phương.
CH3:
a) Em tán thành với ý kiến của Hùng.
Lý do:
Trong thực tế, mục tiêu chính của hầu hết các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện đại cũng nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội của mình và hướng đến các mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng và phát triển bền vững. Những doanh nghiệp này không chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà còn cố gắng tạo ra giá trị xã hội tích cực.
b) Ví dụ: Tập đoàn VinGroup
Mục tiêu lợi nhuận: VinGroup đầu tư vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, y tế, giáo dục và công nghệ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho các cổ đông.
Mục tiêu xã hội: VinGroup có nhiều hoạt động từ thiện, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư vào giáo dục thông qua hệ thống trường học Vinschool và phát triển các bệnh viện đạt chuẩn quốc tế như Vinmec.
Mục tiêu môi trường: VinGroup đã đầu tư vào sản xuất ô tô điện VinFast, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam.
CH4:
Xu hướng kinh doanh hộ gia đình:
- Quán ăn Online: với xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, hộ gia đình thường mở các quán ăn cùng với việc phát triển cửa hàng online để khách hàng có thể đặt hàng mà không cần tới quán.
*Xu hướng kinh doanh hợp tác xã: Hợp tác xã nông nghiệp: phát triển theo hướng hữu cơ, chuẩn hữu cơ, áp dụng nhiều khoa học – kĩ thuật, cải thiện quá trình logistics
CH5:
a) Nhận xét về sự lựa chọn của Hưng:
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng là hợp lý. Nghề truyền thống có giá trị văn hóa và tiềm năng kinh tế, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết.
Em không đồng tình với ý kiến của anh trai Hưng. Sản phẩm truyền thống vẫn có thể phát triển nếu biết cách đổi mới và quảng bá trên mạng.
b) Nhận xét lời khuyên của Kiên:
Lời khuyên của Kiên là hợp lý. Chuyển sang kinh doanh trực tuyến tiết kiệm chi phí và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí mặt bằng, tiếp cận khách hàng rộng rãi.
Nhược điểm: Cạnh tranh gay gắt, khó khăn trong xây dựng lòng tin khách hàng.
Giải pháp: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư vào tiếp thị số và chăm sóc khách hàng chu đáo.
Vận dụng
CH1: * Gợi ý tham khảo:
Tọa đàm “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế”
A. Mở đầu:
- Giới thiệu khách mời.
- Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh ở địa phương, từ đó có điều chỉnh phương thức kinh doanh phù hợp.
B. Nội dung chính:
- Các loại hình sản xuất kinh doanh.
- Nhận định loại hình phù hợp tại địa phương.
- Cung cấp giải pháp kinh doanh cho người dân tại địa phương.
C. Kết thúc:
- Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
- Kết luận buổi tọa đàm.
CH2: Em tự xem xét thực trạng ở địa phương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Kinh tế pháp luật 10 cánh diều, giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều trang 42, giải Kinh tế pháp luật 10 CD trang 42
Bình luận