Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 2 Các chủ thế của nền kinh tế

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 2 Các chủ thế của nền kinh tế sách cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?

  • A. Chủ thể trung gian.
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể phân phối.

Câu 2: Nhận định đúng là

  • A. Mục tiêu duy nhất của chủ thể sản xuất là thu được lợi nhuận.
  • B. Để thu được lợi nhuận, chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp.
  • C. Khi mua hàng, người tiêu dùng chỉ cần dựa trên sở thích của bản thân để ra quyết định chi tiêu.
  • D. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, không tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Câu 3: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.
 

Câu 4: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?

  • A. Người tiêu dùng hàng hoá.
  • B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.
  • C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
  • D. Thương nhân, người môi giới.

Câu 5: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

  • A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.
  • B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
  • C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
  • D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.

Câu 6: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?

  • A. Chủ thể nhà nước.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 7: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước.

Câu 8: Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.
  • C. Bảo vệ môi trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 9:  Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?

  • A. Chủ thể trung gian.
  • B. Chủ thế nhà nước. 
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể sản xuất. 

Câu 10: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

  • A. Chủ thể nhà nước.
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể tiêu dùng.

Câu 11: Nền kinh tế nước ta gồm mấy chủ thể cơ bản?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?

  • A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.
  • B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.
  • C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.
  • D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Là một học sinh lớp 10, em có thể đóng vai trò chủ thể nào trong nền kinh tế?

  • A. Tất cả các chủ thể kinh tế.
  • B. Chủ thể sản xuất, tiêu dùng, trung gian.
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 14: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 15: Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhằm thu lợi nhuận được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể trung gian.
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể nhà nước.

Câu 16: Đối tượng nào sau đây là chủ thể trung gian?

  • A. Cửa hàng bách hóa.
  • B. Cửa hàng tiện lợi.
  • C. Chợ, siêu thị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất?

  • A. tác động.
  • B. chi phối.
  • C. định hướng, tạo động lực.
  • D. quyết định.

Câu 18: Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

  • A. Cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.
  • B. Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.
  • C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể trung gian.
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể nhà nước.

Câu 20: Quyết định chi tiêu của người tiêu dùng thường phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  • A. Số tiền có.
  • B. Nhu cầu sử dụng.
  • C. Sản phẩm mua.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Đâu không phải là một chủ thể của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể kinh doanh.
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể Nhà nước.

Câu 22: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng?

  • A. Khái niệm.
  • B. Bản chất.
  • C. Vai trò.
  • D. Trách nhiệm.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mục tiêu quan trọng nhất của chủ thể tiêu dùng là mua càng nhiều hàng hoá càng tốt, như thế thì kinh tế mới phát triển mạnh mẽ.
  • B. Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
  • C. Chủ thể Nhà nước cần phải tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
  • D. Chủ thể trung gian có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua bán, sản xuất tiêu dùng,… giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Câu 24: Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?

  • A. Vì hoạt động của người sản xuất tác động đến hoạt động của người tiêu dùng và ngược lại. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.
  • B. Một chủ thể kinh tế vừa có thể là người sản xuất vừa có thể là người tiêu dùng.
  • C. Trong kinh tế học không tồn tại khái niệm tuyệt đối.
  • D. Cả A và B.

Câu 25: Ta có thể bác bỏ ý kiến nào sau đây?

  • A. Các chủ thể kinh tế tồn tại tách biệt, độc lập với nhau.
  • B. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng.
  • C. Nền kinh tế luôn tồn tại những bất ổn nên sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết.
  • D. Sự linh hoạt của chủ thể trung gian làm cho sản xuất và tiêu dùng tương gắn với thích với nhau hơn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác