Tắt QC

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng là gì?

  • A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi người.
  • B. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.
  • C. Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Hoạt động tiêu dùng bao gồm mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất?

  • A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
  • B. Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
  • C. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Hoạt động trao đổi có vai trò gì?

  • A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
  • B. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.
  • C. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là hoạt động tiêu dùng?

  • A. Tiêu dùng đồ gia dụng.
  • B. Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.
  • C. Tiêu dùng đồ dùng học tập.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội gọi là gì?

  • A. Hoạt động tiêu dùng.
  • B. Hoạt động sản xuất.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động phân phối.

Câu 7: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 8: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 9: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
  • B. Chức năng hạn chế.
  • C. Chức năng thông tin.
  • D. Chức năng thừa nhận.

Câu 10: Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?

  • A. Chức năng thừa nhận
  • B. Chức năng thông tin
  • C. Chức năng điều tiết kích thích
  • D. Chức năng điều tiết hạn chế

Câu 11: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  • B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
  • C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 12: Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì?

  • A. Lợi nhuận.
  • B. Giá cạnh tranh.
  • C. Giá cả hàng hóa.
  • D. Giá cả thị trường.

Câu 13: Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào?

  • A. cạnh tranh.
  • B. cung - cầu.
  • C. giá cả.
  • D. lợi nhuận.

Câu 14: Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
  • B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
  • C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
  • D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước?

  • A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • B. cơ quan địa phương.
  • C. Chính phủ.
  • D. Chủ tịch nước

Câu 16: Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?

  • A. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
  • B. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức.
  • C. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.
  • D. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.

Câu 17: Loại thuế nào sau đây không phải thuế trực thu?

  • A. thuế xuất khẩu.
  • B. thuế thu nhập cá nhân.
  • C. thuế nhập khẩu.
  • D. thuế giá trị gia tăng.

Câu 18: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật về thuế.

  • A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế.
  • B. Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
  • C. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?

  • A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.
  • B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
  • C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
  • D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

Câu 20: Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?

  • A. Tìm kiếm việc làm.
  • B. Vì lợi ích nhu cầu chung.
  • C. Phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Mô hình kinh tế hợp tác xã có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
  • B. Thể hiện tính kinh tế.
  • C. Mang tính xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Căn cứ vào quy mô có thể phân chia doanh nghiệp thành mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?

  • A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
  • B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  • C. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
  • D. Hạn chế bớt tiêu dùng.

Câu 24:  Hoạt động tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

  • A. Tin tưởng.
  • B. Hoàn trả cả vốn và lãi suất.
  • C. Hoàn trả có kì hạn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bác K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đỉnh D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được   Nếu là D, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền.
  • B. Khuyên mẹ nên cho mình nghỉ học đi làm phụ gia đình.
  • C. Khuyên mẹ không nên đến ngân vay tiền.
  • D. Khuyên mẹ không vay tiền ở một tổ chức khác.

Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

  • A. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
  • B. Khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thế nào cũng được  
  • C. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng đưa ra quyết định cho vay.
  • D. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.

Câu 27: Đối tượng giao dịch của tín dụng thương mại là gì?

  • A. Tiền mặt.
  • B. Cổ phần.
  • C. Hàng hóa.
  • D. Nhà sản xuất.

Câu 28: Tín dụng thương mại có đặc điểm gì sau đây?

  • A. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
  • B. Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay.
  • C. Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ, thời gian ngắn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể nào?

  • A. Nhà nước với các chủ thể kinh tế.
  • B. Nhà nước với các nhà nước khác.
  • C. Nhà nước với các tổ chức nước ngoài.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Có bao nhiêu bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 31: Đâu là thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí?

  • A. Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
  • B. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
  • C. Không lãng phí thức ăn, điện, nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32: Do đặt ra kế hoạch có một khoản tiền 200 000 đồng để thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên D dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B đầu ngõ để lấy tiền công. Theo em, B nên làm gì?

  • A. cân đối lại việc chi tiêu của bản thân.
  • B. nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B.
  • C. không thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần nữA.
  • D. lấy tiền của bố mẹ để đi chơi.

Câu 33: Việc làm đầu tiên khi lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

  • A. Xác định tình hình tài chính hiện tại.
  • B. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
  • C. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể.
  • D. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.  

Câu 34: Đặc điểm của lập kế hoạch tài chính cá nhân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,...
  • B. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về phát triển tài chính cá nhân.
  • C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 35: Tài chính cá nhân gồm những yếu tố cơ bản nào?

  • A. Thu nhập.
  • B. Tiêu dùng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Cả A, B,C đều đúng.

Câu 36: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Hiến pháp.
  • C. Điều lệ.
  • D. Quy tắc

Câu 37:  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

  • A. Nhà nước ban hành.
  • B. Chính phủ ban hành.
  • C. Quốc hội ban hành.
  • D. Giai cấp cầm quyền ban hành.

Câu 38: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính hiện đại.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 39: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Câu 40: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

 
  • A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
  • B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác