Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì I(P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 1(P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định
- A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
- C. Thu nhập của người lao động
- D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 2: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
- A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
- B. Là động lực kích thích người lao động.
C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
- D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
- A. Động lực cho sản xuất phát triển.
- B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
- C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 4: Chủ thể của nền kinh tế là
- A. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.
- B. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.
- C. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- B. Gồm nhà đầu tư và nhà sản xuất.
- C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
- D. Có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
Câu 6: Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Là người mua hàng hóa, bán lại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình.
B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
- C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
- D. Đáp án khác.
Câu 7: Chủ thể trung gian có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- B. Duy nhất cung cấp thông tin cho hoạt động tiêu dùng.
- C. Giúp nền kinh tế phát triển linh hoạt, cũng có thể phát triển mất cân đối.
- D. Có vai trò quyết định đối với hoạt động mua – bán.
Câu 8: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của
A. Kinh tế hàng hóa.
- B. Hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- C. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- D. Quan hệ sản xuất và tiêu dùng.
Câu 9: Thị trường là
A. Tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thề được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.
- B. Nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
- C. Toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.
- D. Nơi diễn ra hoạt động quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Câu 10: Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như:
- A. Chợ.
- B. Cửa hàng.
- C. Phòng giao dịch.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Ở cấp độ trừu tượng, thị trường có thể được nhận diện qua các mối quan hệ liên quan nào?
- A. Cung – cầu.
- B. Quan hệ hàng – tiền.
- C. Quan hệ cạnh tranh.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá chi phí.
B. Cơ chế thị trường kích thích mọi doanh nghiệp phải linh hoạt để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
- C. Cơ chế thị trường kìm hãm doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng.
- D. Cơ chế thị trường luôn luôn mang tính chất năng động, tích cực trong kinh tế thị trường.
Câu 13: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
- A. Thị trường.
- B. Giá cả thị trường.
C. Cơ chế thị trường.
- D. Kinh tế thị trường.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng về cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, sức lao động trong mọi nền kinh tế.
B. Cơ chế thị trường là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế do bản thân nền sản xuất hàng hoá hình thành.
- C. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, do sự tác động khách quan vốn có của nó.
- D. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng, tự điều tiết lẫn nhau, của mối quan hệ biện chứng gắn bó giữa các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh,...
Câu 15: Đâu là ưu điểm của cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường đã khiến các chủ thể kinh tế cạnh tranh không lành mạnh vì chạy theo lợi nhuận.
- B. Cơ chế thị trường tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn tới lạm phát.
- C. Cơ chế thị trường đã làm khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng tăng lên
D. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
Câu 16: Giá cả hàng hoá được hiểu là
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền.
- D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 17: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là
- A. Giá trị trao đổi.
B. Giá cả thị trường.
- C. Tiền tệ.
- D. Giá trị sử dụng.
Câu 18: Đâu không phải là chức năng của giá cả?
- A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
- B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
- D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
Câu 19: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
- A. Chức năng thông tin
B. Chức năng lưu thông hàng hoá
- C. Chức năng phân bổ các nguồn lực
- D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước
Câu 20: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?
- A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 21: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?
- A. Thuế giá trị gia tăng.
- B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- C. Thuế gián thu.
D. Thuế trực thu.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?
A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả
- B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
- C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
- D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
Câu 23: Thuế trực thu là gì?
- A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường.
- B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.
- D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường.
Câu 24: Thuế gián thu là gì?
- A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
- D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.
Câu 25: Phương án nào sau đây là một trong những vai trò của sản xuất kinh doanh?
A. Làm ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- B. Hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu.
- C. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong quá trình sản xuất.
- D. Tạo điều kiện phát huy hết những tiềm năng của nền kinh tế quốc dân.
Câu 26: Phương án nào sau đây không thuộc vai trò của sản xuất kinh doanh?
- A. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
- B. Đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người
- C. Cung ứng sản phẩm hàng hoá/dịch vụ.
D. Nâng cao thu nhập cho người lao động.
Câu 27: Mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm được gọi là
- A. công ty hợp danh.
- B. liên hiệp hợp tác xã.
C. hộ sản xuất kinh doanh.
- D. doanh nghiệp tư nhân.
Câu 28: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về ngân hàng, tín dụng?
- A. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn.
- B. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
- C. Tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
D. Định mức lãi khi vay ở tín dụng do người vay quyết định.
Câu 29: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tín dụng?
- A. Khi vay tín dụng không nhất thiết phải trả lãi.
B. Người vay phải trả một khoản lãi theo quy định.
- C. Người vay tín dụng có thể vay không giới hạn số tiền.
- D. Nợ tín dụng là một khoản nợ xấu.
Câu 30: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là
A. tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng.
- B. tiền phí phải trả cho khoản vay tín dụng.
- C. tiền hỗ trợ cho người làm hồ sơ vay tín dụng.
- D. tiền bồi thường cho chủ thể vay tín dụng.
Câu 31: Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là
A. tín dụng ngân hàng.
- B. tín dụng.
- C. giao dịch điện tử.
- D. giao dịch ngân hàng.
Câu 32: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng
- A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.
- B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.
- C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.
D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Câu 33: Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
- B. Không giới hạn thời gian vay.
- C. Chỉ cần trả tiền gốc.
- D. Không tiềm ẩn rủi ro.
Câu 34: Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
- A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
- B. Có tính thời hạn.
- C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Không có tính thời hạn.
Câu 35: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
- A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
- B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
- D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 36: Anh K có khoản thu hập là 10i triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh K đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?
- A. Ngắn hạn.
- B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
- D. Vô thời hạn.
Câu 37: Bạn X đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu bước để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?”. Nếu là người trả lời em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?
- A. Hai.
- B. Ba.
C. Bốn.
- D. Năm.
Câu 38: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
- B. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
- C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
D. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
Câu 39: Anh P đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh P cần phải làm gì sau đây?
A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
- B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
- C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
- D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.
Câu 40: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
- B. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
- C. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
D. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.
Bình luận