Tắt QC

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì I(P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 1(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Hiến pháp.
  • C. Điều lệ.
  • D. Quy tắc.

Câu 2: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

  • A. Nhà nước ban hành.
  • B. Chính phủ ban hành.
  • C. Quốc hội ban hành.
  • D. Giai cấp cầm quyền ban hành.

Câu 3: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Câu 4: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

 
  • A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
  • B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng là gì?

  • A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi người.
  • B. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.
  • C. Cả A, B, C đều đúng.
  • D. Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất?

  • A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
  • B. Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
  • C. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội gọi là gì?

  • A. Hoạt động tiêu dùng.
  • B. Hoạt động sản xuất.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động phân phối.

Câu 8: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể tiêu dùng.

Câu 9: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 10: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 11:  Giá cả thị trường là

  • A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
  • B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
  • C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
  • D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

Câu 12: Đâu không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?

  • A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
  • B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
  • C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Câu 13: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

  • A. Cơ chế thị trường.
  • B. Thị trường.
  • C. Giá cả thị trường.
  • D. Giá cả hàng hóa.

Câu 14: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?

  • A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
  • B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
  • C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
  • D.  Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.

Câu 15: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
  • B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận
  • C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
  • D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

Câu 16: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

  • A. Thị trường.
  • B. Cơ chế thị trường.
  • C. Kinh tế.
  • D. Hoạt động mua bán.

Câu 17: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?

  • A. xác định số lượng người mua.
  • B. xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • C. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • D. xác định giá cả các mặt hàng.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?

  • A. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.
  • B. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • C. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
  • D. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
  • B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia
  • D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước

Câu 20: Đâu không phải là nội dung về vai trò của ngân sách nhà nước?

  • A. Công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
  • B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
  • C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
  • D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước

Câu 21: Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?

  • A. Kinh phí dự trù
  • B. Ngân sách nhà nước
  • C. Thuế
  • D. Kinh phí phát sinh

Câu 22: Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?

  • A. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
  • B. Dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế.
  • C. Hạn chế được động cơ trốn thuế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Vì sao Nhà nước phải thu thuế?

  • A. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế.
  • B. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.
  • C. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

  • A. công cộng.
  • B. nhà nước.
  • C. cá nhân.
  • D. tổ chức.

Câu 25:  Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì?

  • A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.
  • B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.
  • C. Mô hình kinh tế doanh nghiệp.
  • D. Mô hình kinh tế khác.

Câu 26: Nền kinh tế nước ta có mấy mô hình sản xuất kinh doanh chính?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 27: Sản xuất kinh doanh có vai trò gì sau đây?

  • A. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
  • B. Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.
  • C. Giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

  • A. Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
  • B. Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
  • C. Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Tín dụng có vai trò gì sau đây?

  • A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
  • B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.
  • C. Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Tín dụng với quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

  • A. Tín dụng thương mại.
  • B. Tín dụng ngân hàng
  • C. Tín dụng nhà nước.
  • D. Hình thức tín dụng khác.

Câu 31: Tín dụng ngân hàng được chia làm mấy loại cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 32: Tài chính cá nhân gồm những yếu tố cơ bản nào?

  • A. Thu nhập.
  • B. Tiêu dùng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Cả A, B,C đều đúng.

Câu 33: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.
  • B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
  • C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
  • D. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân

Câu 34: Trong các loại kế hoạch tài chính cá nhân, loại kế hoạch nào là cơ sở để thực hiện các kế hoạch tài chính cá nhân còn lại?

  • A. kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
  • B. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
  • C. kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
  • D. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

Câu 35: Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

  • A. Cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập
  • B. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp.
  • C. Dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 36: Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?

  • A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
  • B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • D. Pháp luật có tính tương đối chung.

Câu 37: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

  • A. tính quy phạm phổ biến.
  • B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
  • C. khuôn mẫu chung.
  • D. có tính bắt buộc.

Câu 38: Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?

  • A. Từ khi loài người xuất hiện.
  • B. Từ khi có Vua.
  • C. Từ khi Nhà nước ra đời.
  • D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.

Câu 39: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

  • A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
  • B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
  • C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
  • D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Câu 40: Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
  • D. Tính bắt buộc chung.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác