Tắt QC

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì I(P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 1(P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoạt động của nền kinh tế có trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?

  • A. Hoạt động trao đổi.
  • B. Hoạt động tiêu dùng.
  • C. Hoạt động sản xuất.
  • D. Hoạt động phân phối.

Câu 2: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động  phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 3: Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 4: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 5: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể tiêu dùng.

Câu 6: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 7:  Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

  • A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.
  • B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
  • C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
  • D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.

Câu 8: Thị trường có mấy chức năng chủ yếu?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 9: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?

  • A. xác định số lượng người mua.
  • B. xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • C. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • D. xác định giá cả các mặt hàng.

Câu 10: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

  • A. Thị trường.
  • B. Cơ chế thị trường.
  • C. Kinh tế.
  • D. Hoạt động mua bán.

Câu 11: Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?

  • A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
  • B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
  • C. Thị trường theo chức năng.
  • D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.

Câu 12: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  • B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
  • C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 13: Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?

  • A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • B. Chú trọng đến năng suất lao động.
  • C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
  • D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14: Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào?

  • A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.
  • B. cạnh tranh.
  • C. cung - cầu, giá cả.
  • D. sản xuất - tiêu dùng.

Câu 15: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào?

  • A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
  • B. Luật Ngân sách nhà nước
  • C. Luật Bồi thường nhà nước
  • D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước

Câu 16: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

  • A. quyền sử dụng
  • B. quyền quyết định
  • C. quyền sở hữu và quyết định
  • D. quyền sở hữu 

Câu 17: Thuế gián thu là gì?

  • A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
  • B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
  • C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
  • D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.

Câu 18: Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

  • A. công cộng.
  • B. nhà nước.
  • C. cá nhân.
  • D. tổ chức.

Câu 19: Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 20: Mô hình kinh tế hợp tác xã có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
  • B. Thể hiện tính kinh tế.
  • C. Mang tính xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

  • A. Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
  • B. Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
  • C. Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp?

  • A. Có tên riêng.
  • B. Có tài sản.
  • C. Có trụ sở giao dịch.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Hoạt động tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

  • A. Tin tưởng.
  • B. Hoàn trả cả vốn và lãi suất.
  • C. Hoàn trả có kì hạn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bác K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đỉnh D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được   Nếu là D, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền.
  • B. Khuyên mẹ nên cho mình nghỉ học đi làm phụ gia đình.
  • C. Khuyên mẹ không nên đến ngân vay tiền.
  • D. Khuyên mẹ không vay tiền ở một tổ chức khác.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

  • A. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
  • B. Khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thế nào cũng được  
  • C. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng đưa ra quyết định cho vay.
  • D. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.

Câu 26: Chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường.
  • B. Có thêm cơ hội tim được việc làm.
  • C. Có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?

  • A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.
  • B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.
  • C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
  • D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?

  • A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.
  • B. Mức lãi suất cho vay được thỏa thuận giữa người cho vay và người vay.
  • C. Dựa trên sự tin tưởng.
  • D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.

Câu 29: Đối tượng giao dịch của tín dụng thương mại là gì?

  • A. Tiền mặt.
  • B. Cổ phần.
  • C. Hàng hóa.
  • D. Nhà sản xuất.

Câu 30: Tín dụng thương mại có đặc điểm gì sau đây?

  • A. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
  • B. Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay.
  • C. Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ, thời gian ngắn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Tín dụng nhà nước có đặc điểm gì?

  • A. Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
  • B. Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
  • C. Đối tượng và lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

  • A. Có tính rủi ro.
  • B. Có tính thời hạn.
  • C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
  • D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.

Câu 33: Tín dụng ngân hàng được chia làm mấy loại cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 34: Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng như thế nào?

  • A. hạn mức tín dụng theo khả năng thu nhập của chủ thẻ.
  • B. hạn mức tín dụng theo thời điểm lãi xuất tín dụng của ngân hàng.
  • C. hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.
  • D. hạn mức tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng.

Câu 35: Vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo mấy hình thức chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 36: Vì sao cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch?

  • A. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • B. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất.
  • C. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối.
  • D. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy hoạt động phân phối.

Câu 37: Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 38: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?

  • A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

  • B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

  • C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.

  • D.  Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.

Câu 39:  Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?

  • A. Thị trường nước ngoài.
  • B. Thị trường trong nước
  • C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
  • D. Thị trường một số vùng miền trong nước

Câu 40:  Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

  • A. Cơ chế thị trường.
  • B. Thị trường.
  • C. Giá cả thị trường.
  • D. Giá cả hàng hóa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác