Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 19 Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 19 Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Pháp luật không quy định về những việc làm nào dưới đây?

  • A. Những việc được làm.
  • B. Những việc làm tuỳ theo sở thích.
  • C. Những việc phải làm.
  • D. Những việc không được làm.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 3: Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?

  • A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
  • B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
  • C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
  • D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.

Câu 4: Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?

  • A. Nhà nước.
  • B. Hội đồng nhân  dân.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 5: Luật Phòng, chống ma tuý quy định nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, người nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử li vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực.
  • C. Tính nghiêm minh.
  • D. Tính hình thức.

Câu 6: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính phổ cập.
  • C. Tính rộng rãi.
  • D. Tính nhân văn.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác?

  • A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.
  • B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
  • C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.
  • D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 8: Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?

  • A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
  • B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
  • C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Bất kì người hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, là thể hiện đặc trưng nào dưới dãy của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
  • B. Tính quyền lực nhà nước.
  • C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
  • D. Tịnh kinh tế xã hội.

Câu 10: Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?

  • A. Nhà nước.
  • B. Học sinh.
  • C. Công dân.
  • D. Cán bộ.

Câu 11: Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội. 
  • B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. 
  • D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.

Câu 12: Pháp luật có mấy đặc điểm?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung đối với những ai dưới đây?

  • A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên. 
  • B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
  • C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
  • D. Đối với mọi công dân của đất nước.

Câu 14: Pháp luật có mấy vai trò cơ bản?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích gì?

  • A. Điều chỉnh các nguồn lực kinh tế.
  • B. Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • C. Điều chỉnh sự phân hóa giàu nghèo.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 16: Nội dung của tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • C. Tính quyền lực.
  • D. Tính phù hợp về nội dung.

Câu 17: Những hành vi thể hiện đã xử sự đúng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày

  • A. Không tích cực học tập, rèn luyện.
  • B. Trốn đóng thuế.
  • C. Tuân thủ luật lệ giao thông.
  • D. Đủ tuổi không tham gia ngĩa vụ quân sự.

Câu 18: Pháp luật có vai trò  trong đời sống xã hội?

  • A. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. Phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
  • C. Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, công dân có thể thực hiện quyền học tập từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí văn hoá, xã hội.
  • B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
  • C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
  • D. Pháp luật là phương tiện để công dân làm theo pháp luật.

Câu 20: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính .......... chung, do .......... ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các .......... xã hội.

  • A. bắt buộc, Pháp luật, quan hệ.
  • B. tự nguyện Nhà nước, quan hệ.
  • C. bắt buộc, Nhà nước, quan hệ.
  • D. tự nguyện, Pháp luật, quan hệ.

Câu 21: Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

  • A. Pháp luật dành cho tất cả mọi người còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  • B. Pháp luật dành cho người trên 18 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  • C. Pháp luật dành cho người trên 16 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  • D. Pháp luật dành cho người phạm tội còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

Câu 22: Đặc điểm nào của pháp luật giúp phân biệt với quy phạm đạo đức?

  • A. Tính quy phạm pháp luật.
  • B. Tính quyền lực.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Tính bắt buộc chung.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác