Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 20 Hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 20 Hệ thống pháp luật Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?

  • A. Quy phạm pháp luật.
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Ngành luật.
  • D. Hệ thống pháp luật.

Câu 2: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?

  • A. Quy phạm pháp luật.
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Ngành luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?

  • A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.
  • B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.
  • C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.
  • D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.

Câu 4:  Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?

  • A. Quốc hội.
  • B. Nhà nước.
  • C. Chính phủ.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 5: Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 1 500 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.

Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?

  • A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.
  • B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
  • C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
  • D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

Câu 6: Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?

  • A. Ngành luật.
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Quy phạm pháp luật.
  • D. Hệ thống pháp luật.

Câu 7: Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

  • A. Quy phạm pháp luật.
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Ngành luật.
  • D. Nghị quyết.

Câu 8: Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 9: Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Tính thống nhất.
  • B. Tính nhân dân.
  • C. Tính quyền lực.
  • D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?

  • A. Chế định pháp luật.
  • B. Ngành luật.
  • C. Quy phạm pháp luật.
  • D. Hệ thống pháp luật.

Câu 11: Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 12: Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

  • A. Hiến pháp.
  • B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
  • C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?

  • A. Luật Phòng, chống ma tuý.
  • B. Luật Bình đẳng giới.
  • C. Nội quy công viên.
  • D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Câu 14: Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

  • A. Luật Nhà nước.
  • B. Luật Dân sự.
  • C. Luật Tố tụng dân sự.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự

  • A. bắt buộc chung.
  • B. tự nguyện.
  • C. vai trò.
  • D. thống nhất. 

Câu 16: Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó quy định không hạn chế việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuy vậy, ở một số nơi Uỷ ban nhân dân xã vẫn tự ban hành quy định cách li 3 - 5 ngày đối với người từ các địa phương khác về quê trong dịp Tết, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Theo em, việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Vì sao?

  • A. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm đúng với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
  • B. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm trái với Nghị quyết của Chính phủ đề ra.
  • C. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm đúng với Nghị quyết của Chính phủ đề ra.
  • D. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm trái với Nghị quyết của Chủ tịch nước đề ra.

Câu 17: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau thể hiện nguyên tắc nào của của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 18: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?

  • A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
  • B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
  • C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
  • D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là ngành luật?

  • A. Luật Hôn nhân và gia đình.
  • B. Quy định về Bảo vệ di sản văn hoá.
  • C. Luật Kinh tế.
  • D. Luật Tố tụng Dân sự. 

Câu 20: Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Tính quyền lực về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện qua nội dung nào sau đây?

  • A. Phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
  • B. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên.
  • C. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng quyết định của cấp trên.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác