Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 20: hế thống pháp luật việt nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế pháp luật 10 Bài 20: hế thống pháp luật việt nam sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 20: HẾ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp thông tin pháp luật để trình bày ý tưởng, thảo luận, nêu được hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.
- Năng lực đặc thù:
· Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
§ Nêu được kiến thức cơ bản về pháp luật. Giải thích được một cách đơn giản một số thông tin về cấu trúc hệ thống pháp luật, về văn bản pháp luật.
§ Phân tích, đánh giá được các hiện tượng, tình huống pháp luật trong thực tiễn.
§ Tham gia giải quyết được một số tình huống pháp luật liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm:
+ Tự giác chấp hành pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.
- Video, tranh ảnh có liên quan đến Bài 20.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Bài 20.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết, làm quen với văn bản pháp luật.
- Dẫn dắt HS vào bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ và dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số văn bản pháp luật.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Em hãy kể tên một số văn bản pháp luật và chia sẻ hiểu biết của bản về các văn bản pháp luật đó.
- GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về các văn bản pháp luật Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ: Một số văn bản pháp luật như:
+ Luật Giao thông đường bộ
+ Luật Giáo dục
+ Luật Bảo vệ môi trường
+ Luật Bầu cử đại diện Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Luật Khiếu nại
+ Luật Tố cao
+ Luật Phòng, chống ma túy
+ ...
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở nước ta cũng như ở các nước trên thể giới hiện nay, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú, tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật này nằm trong một chỉnh thể thống nhất, tạo thành hệ thống pháp luật của Nhà nước. Vậy hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống cấu trúc pháp luật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận về một số thông tin pháp luật để nêu được cấu trúc hệ thống pháp luật.
b. Nội dung:
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Đọc 4 thông tin ở mục 1. Hệ thống cấu trúc pháp luật SGK tr. 124, 125.
+ Trả lời câu hỏi: Trong các thông tin 1, 2, 3, 4, thông tin nào là quy phạm pháp luật, thông tin nào là ngành luật?
c. Sản phẩm: Qua hoạt động thảo luật nhóm, HS được tiếp cận gần đến khái niệm “Hệ thống cấu trúc pháp luật”.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Đọc 4 thông tin ở mục 1. Hệ thống cấu trúc pháp luật SGK tr. 124, 125. + Trả lời câu hỏi: Trong các thông tin 1, 2, 3, 4, thông tin nào là quy phạm pháp luật, thông tin nào là ngành luật? § Thông tin 1: Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 173 Bộ luật Dân sự năm 2015) § Thông tin 2: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. (điểm c, khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) § Thông tin 3: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tố tụng hình sự. § Thông tin 4: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền tự 10 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) - GV nhận xét, kết luận về hệ thống cấu trúc pháp luật SGK tr.124, 125. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tự đọc các trường hợp và tình huống của từng mục nội dung trong SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: + Các thông tin 1, 2, 4 là quy phạm pháp luật. Mỗi thông tin là 1 quy phạm pháp luật. Đó có thể là 1 điều luật: Thông tin 1, 2; có thể là 1 khoản trong 1 điều luật: Thông tin 4: Mỗi quy phạm pháp luật này là một quy tắc xử sự bắt buộc chung nhất định. + Thông tin 3 nói đến các ngành luật cụ thể như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tố tụng hình sự. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: Hệ thông pháp luật Việt Nam là một chỉnh theer thống nhất, gồm: Hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống cấu trúc pháp luật gồm các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu hệ thống cấu trúc pháp luật - Hệ thống pháp luật Việt Nam: + Các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất + Gồm: hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật. - Cấu trúc: + Quy phạm pháp luật + Chế định pháp luật + Ngành luật - Quy phạm pháp luật là: + Quy tắc xử sự bắt buộc + Áp dụng lặp đi lặp lại với cá nhân, cơ quan, tổ chức + Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành + Nhà nước thực hiện + Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống pháp luật (một điều khoản cụ thể) - Chế định pháp luật: + Điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại + Quan hệ mật thiết - Ngành luật: + Điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù + Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ kết hôn, li hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con,… + Các ngành luật chính: · Luật Hiến pháp · Luật Hành chính · Luật Dân sự · Luật Tố tụng dân sự · Luật Hình sự · Luật Hôn nhân và gia đình · … |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác