Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 3: thị trường

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế pháp luật 10 Bài 3: thị trường sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm thị trường,

- Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ khái niệm thị trường, phân loại thị trường.

+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân các nội dung của bài học về thị trường và chức năng của thị trường.

- Năng lực riêng:

 Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Hiểu về các loại thị trường theo các tiêu chí phân loại khác nhau, biết các chức năng của thị trường.

+ Lựa chọn tham gia vào các loại thị trường phù hợp với lứa tuổi tại địa phương.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng khi tham gia vào các hoạt động trên thị trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

-       Video tranh ảnh liên quan đến bài học

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Lịch sử của nền sản xuất xã hội cho thấy, thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường là nhân tố gắn kết các chủ thể của nền kinh tế, kết nối các hoạt động kinh tế thành một thể thống nhất.

– HS đóng vai các chủ thể tham gia hoạt động trao đổi sản phẩm ở một địa điểm nhất định (có người bản, người mua một số sản phẩm cụ thể), yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:

1/ Em hãy xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.

2/ Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán những sản phẩm gì?

3/ Các chủ thể thoả thuận về những điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi hoạt động đóng vai; thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS trả lời:

1/ HS xác định được địa điểm diễn ra hoạt động trao đổi (Ví dụ: Ở chợ phiên của thị trấn, hoặc ở chợ dân sinh góc phổ).

2/ HS gọi tên được những sản phẩm đưa ra trao đổi (rau, trái cây, hoa, gạo, muối,...).

3/ HS nêu được những điều các chủ thể thoả thuận với nhau: Trao đổi, mặc cả về giá sản phẩm, thống nhất về số lượng, trọng lượng các sản phẩm đang được mua và bán, thống nhất về cách thức giao nhận sản phẩm,

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Vậy, thế nào là thị trường? Có những loại thị trường nào? Thị trường có chức năng  chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường

a. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm “Thị trường”.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội. HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ khái niệm thị trường.

b. Nội dung: GV trình chiếu hai hình ảnh đã có trong SGK trang 16, hoặc yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận theo nhóm (6 nhóm) và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 17

c. Sản phẩm học tập: khái niệm thị trường

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hai hình ảnh đã có trong SGK trang 16, hoặc yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận theo nhóm (6 nhóm) và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 17:

a) Em hãy xác định các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh 1, 2. Các chủ thể này đang tiến hành hoạt động gì? Ở đâu?

b) Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau đề xác định điều gì?

c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh 1 và 2?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

a) HS xác định được tên các chủ thể kinh tế, gọi tên các hoạt động đang tiến hành, tên địa điểm, những điều mà các chủ thể thoả thuận với những, các quan hệ kinh tế được xác lập trong quá trình mua bán đó.

Theo 2 hình ảnh trong SGK: Hình ảnh 1 mô tả một góc chợ ngoài trời, có một số quay hàng nhiều chủng loại sản phẩm, có người mua và người bán, hình ảnh 2 mô tả một góc siêu thị, nhiều người đang lựa chọn mua sắm sản phẩm theo mức giá niêm yết tại giá bày hàng hoá.

+ Ở hình ảnh 1: Các chủ thể xuất hiện là người mua, người bán, người sản xuất, người tiêu dùng (Tại quầy bán hoa, quầy bán trái cây, quầy thực phẩm, đồ ăn nhanh đều có các chủ thể kinh tế tương ứng đang đứng trao đổi hoặc xem hãng).

+ Ở hình ảnh 2: Chỉ thấy xuất hiện người mua, người tiêu dùng tại góc siêu thị. Mỗi người đều đang chọn hàng, trao đổi với người cùng đi, xem bảng giá,...

+ Các hoạt động đang tiến hành là hoạt động mua và bán, có sự giao tiếp giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong hình ảnh 1. Trong hình ảnh 2, người mua, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm theo giá niêm yết trên giá bày hàng tại siêu thị.

b) Các chủ thể trong hình ảnh 1 thoả thuận với nhau về giá cả sản phẩm, thống nhất về số lượng sản phẩm mua và bán.

c) Các quan hệ kinh tế được xác lập là quan hệ giữa người mua – người bán, người sản xuất - người tiêu dùng, quan hệ hàng – tiến (thể hiện khi trả tiền mua hàng).

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhấn mạnh, bổ sung: Trong đời sống xã hội, các hoạt động mua và bán, trao đổi sản phẩm diễn ra trên thị trường. Ở cấp độ cụ thể, quan sát được, thị trường là chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, phòng giao dịch.... Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường có thể được nhận biết thông qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hoá.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm thị trường

- Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế tương tác để xác định số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

- Các yếu tố cơ bản của thị trưởng là hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán. Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, quan hệ cung – cầu.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác