Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 21: thực hiện pháp luật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế pháp luật 10 Bài 21: thực hiện pháp luật sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 21: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

-       Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

-       Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn.

-       Có thái độ phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, thông tin, tình huống pháp luật để trình bày ý tưởng, làm rõ khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

-       Năng lực đặc thù:

·      Điều chỉnh hành vi:

§  Trình bày được trách nhiệm của bản thân trong thực hiện pháp luật của Nhà nước.

§  Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác trong thực hiện pháp luật. Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực pháp luật trong các lình vực của đời sống xã hội.

·      Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

§  Giải thích được các hiện tượng thực hiện pháp luật và các hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống hằng ngày ở khu vực dân cư trong xã hội.

§  Phân tích, đánh giá, xử lí được các hiện tượng, vấn đề, tình huống pháp luật trong cuộc sống.

§  Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.

3. Phẩm chất

-       Trách nhiệm:

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

+ Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).

-       Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.

-       Video, tranh ảnh có liên quan đến Bài 21.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Bài 21.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- HS bước đầu nhận biết, làm quen với hành vi thực hiện pháp luật.

- Dẫn dắt HS vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV trình chiếu một số hình ảnh của người tham gia giao thông.

- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

c. Sản phẩm: HS xác định dược hành vi của người tham gia giao thông.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số hình ảnh của người tham gia giao thông, yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các ảnh dưới đấy và cho biết người tham gia giao thông trong mỗi ảnh đã có hành vi như thế nào. Hành vi đó có phù hợp với pháp luật hay không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về các tình huống tham gia giao thông trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm giơ bảng/giấy A4 trình bày kết quả:

+ Ở hình ảnh 1 là người tham gia giao thông dừng phương tiện khi gặp đèn đỏ; ở hình ảnh 2 là người tham gia giao thông dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm.

+ Ở hình ảnh 1: Hành vi của người tham gia giao thông không phù hợp với pháp luật, vì đã xư sự đúng quy  định của pháp luật: Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải dừng lại khi có đèn đỏ.

+ Ở hình ảnh 2: Hành vi của người tham gia giao thông là trái pháp luật, vì đã làm những việc mà pháp luật cấm (Luật Giao thông đường bộ cấm đi xe máy dàn hàng ngang), đồng thời đã không làm những việc mà pháp luật quy định phải làm (Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, thực hiện pháp luật là gì? Có những hình thức thưc hiện pháp luật nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Thực hiện pháp luật.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ kết hợp thông tin, tình huồng pháp luật để trình bày, làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4-6HS), đọc nội dung mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật SGK tr.128, 129 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm thực hiện pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong SGK tr.128, 129, thảo luận theo nhóm (4-6 HS) và trả lời câu hỏi: Trong thông tin và tình huống trên, Công ty H và bạn P đã có hành vi, biểu hiện như thế nào? Hành vi, biểu hiện đó có đúng pháp luật không? Vì sao?

§  Thông tin: Công ty H luôn nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công ty đã nhận hàng trăm thanh niên nam nữ vào làm việc, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Hằng năm, công ty luôn kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu, đồng thời nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

§  Tình huống: Q thường xuyên chơi điện tử ăn tiền. Nhiều lần, Q rủ P vào quán điện tử cùng chơi nhưng luôn bị P từ chối. Một lần, P nói với Q: Cậu biết không, chơi game ăn tiền là đánh bạc trái phép và vi phạm pháp luật đấy.

- GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung thảo luận, em hãy cho biết thế nào là thực hiện pháp luật?

- GV chốt kiến thức về nội dung thực hiện pháp luật theo SGK tr.128, 129.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong SGK tr.128, 129, thảo luận theo nhóm (4-6 HS) và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về thực hiện pháp luật.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Hành vi, biểu hiện của Công ty H:

§  Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

§  Kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu

§  Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn

à Những việc làm này thể hiện công dân đã chủ động, tích cực làm những việc pháp luật quy định phải làm.

+ Hành vi của P: Luôn từ chối Q chơi điện tử ăn tiền. Chỉ cho Q biết chơi điện tử ăn tiền là vi phạm pháp luật.

à Những việc làm này thể hiện công dân đã không làm những việc pháp luật cấm.

- GV mời đại diện HS rút ra kết luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luật: Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

- GV nhấn mạnh bổ sung:

+ Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là hành vi hợp pháp.

+ Hành vi hợp pháp là hành vi không trái pháp luật, đó là hành vi:

§  Làm những việc mà pháp luật cho phép làm

§  Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

§  Không làm những việc pháp luật cấm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật: là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

- Hành vi hợp pháp: là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Không làm những việc pháp luật cấm.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác