Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 2: các chủ thể của nền kinh tế
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án kinh tế pháp luật 10 Bài 2: các chủ thể của nền kinh tế sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
- Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế,
2. Năng lực
* Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của mỗi chủ thể trong nền kinh tế.
* Năng lực riêng:
- Điều chỉnh hành vi:
+ Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
- Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:
+ Chủ động tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một chủ thể kinh tế phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế.
+ Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế đang diễn ra ở địa phương và đất nước.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện tốt trách nhiệm của công dân HS khi tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một chủ thể.
+ Tích cực tham gia và vận động người khác thực hiện đúng vai trò của công dân khi tham gia vào nền kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng; Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được tên các sản phẩm trong hộp kín và các chủ thể , kinh tế liên quan đến sản phẩm đó.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS chơi trò chơi “Tìm vật đoán tên” như trong SGK (GV chuẩn bị trước 3 – 5 sản phẩm trong hộp kín). GV mời một số HS lên miêu tả đồ vật trong hộp kín, HS không được nói tên sản phẩm mà phải miêu tả để các bạn trong lớp đoán được tên sản phẩm đó, nội dung miêu tả phải thể hiện các nội dung liên quan đến sản phẩm bao gồm:
a) Xác định những chủ thể liên quan đến sản phẩm đó. Ví dụ: Người sản xuất đt sản phẩm đó là ai? Sản phẩm đó thoả mãn nhu cầu nào, của đối tượng tiêu dùng nào? Có thể mua sản phẩm đó ở đâu?
b) Các bạn HS trong lớp cùng suy nghĩ về nội dung miêu tả và đoán tên đồ vật đang được nhắc đến.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Vậy, mỗi chủ thể có vai trò gì đối với nền kinh tế? Với tư cách là một chủ thể tham gia vào nền kinh tế, bản thân em có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội? Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Chủ thể sản xuất
a. Mục tiêu:
- HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của chủ thể sản xuất trong nền kinh tế.
- HS biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của chủ thể sản xuất trong nền kinh tế.
b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn; phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ/giấy A3, bút viết bảng; giao nhiệm vụ cho các nhóm
c. Sản phẩm học tập: vai trò của chủ thể sản xuất trong nền kinh tế
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn; phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ/giấy A3, bút viết bảng; giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: + Đọc thông tin ở mục 1 trong SGK trang 12. + Trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 12; ghi kết quả vào bảng nhóm/giấy A3. a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại điều gì cho bản thân anh H và gia đình? b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và xã hội? c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin bên, em còn biết đến những chủ thể nào nữa? - GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là chủ thể sản xuất. Chủ thể sản xuất có vai trò gì trong nền kinh tế? Khi tham gia hoạt động kinh tế, chủ thể sản xuất cần thực hiện trách nhiệm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). - GV quan sát HS thảo luận nhóm, xác định nhóm có kết quả tốt nhất (tinh thần hợp tác trong nhóm, thời gian thảo luận nhanh nhất, hiệu quả nhất). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Qua hoạt động thảo luận nhóm (hoặc hoạt động khác), HS bước đầu nhận biết được vai trò của chủ thể sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế. a) Việc nuôi tôm thể chân trắng công nghệ cao đã mang lại lợi nhuận cho bản thân và gia đình anh H. b) Với tư cách là chủ thể sản xuất, việc làm của anh H đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội (nộp thuế cho Nhà nước; tạo việc làm cho người dân địa phương và truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch” cho những hộ nuôi tôm lân cận,...). c) Chủ thể sản xuất trong thông tin trên là hộ gia đình. Một số chủ thể sản xuất khác trong nền kinh tế như: cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ,.. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Chủ thể sản xuất - Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác