Dễ hiểu giải Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải dễ hiểu bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 8:  HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy cho biết từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hiến pháp.

Giải nhanh:

Các bản Hiến pháp Việt Nam:

  • 5 bản Hiến pháp: Việt Nam đã trải qua 5 bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay.
  • Phản ánh sự thay đổi: Mỗi bản Hiến pháp đều phản ánh giai đoạn lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng.
  • Phát triển thể chế: Các bản Hiến pháp không ngừng hoàn thiện thể chế nhà nước, đặc biệt là vai trò của Quốc hội.

Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc hội thoại, thông tin và trả lời câu hỏi

Tình huống.

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

- Mai: Minh ơi, pháp luật mình được học rồi, còn Hiến pháp do cơ quan nào ban hành nhỉ?

- Minh: Theo mình được biết thì Hiến pháp do Quốc hội ban hành.

- Mai: Mình thấy có rất nhiều luật như Luật Trẻ em, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục,...

Vậy Hiến pháp có nhiều không?

- Minh: Theo như mình tìm hiệu thì mỗi giai đoạn của đât nước chỉ có một bản Hiến pháp. Hiện nay chỉ có Hiến pháp năm 2013.

- Mai: Vậy Hiến pháp quy định về những gì nhỉ?

- Minh: Nghe bố mình nói thì Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

- Mai: Đó là vấn đề gì? Có phải là vấn đề kinh tế và chính trị không?

- Minh: Đúng rồi, ngoài ra còn có vấn đề văn hoá, xã hội và quyền học tập của chúng minh nữa đây.

Thông tin.

Hiến pháp năm 2013

Điều 119. (trích)

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

   Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

   Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.

Từ thông tin đoạn hội thoại trên, theo em Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật?

Giải nhanh:

Hiến pháp là:

  • Văn bản pháp lý cao nhất: Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
  • Nền tảng của hệ thống pháp luật: Tất cả các luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.

Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi: Hiến pháp năm 2013

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Luật Trẻ em năm 2016

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)

8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giải nhanh:

a) Ý nghĩa của Điều 16 Hiến pháp 2013:

  • Bình đẳng trước pháp luật: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử.
  • Áp dụng rộng rãi: Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống.

b) Sự khác nhau:

  • Điều 16 Hiến pháp 2013: Áp dụng cho tất cả công dân.
  • Luật Trẻ em: Tập trung vào quyền bình đẳng của trẻ em.
  • Bộ luật Lao động: Tập trung vào quyền bình đẳng của người lao động.

c) Đặc điểm của Hiến pháp:

  • Văn bản pháp lý cao nhất: Quy định những vấn đề cơ bản của nhà nước.
  • Nền tảng pháp lý: Là cơ sở cho các luật khác.

Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp

Câu hỏi: Thông tin. Hiến pháp năm 2013

Điều 43

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 47

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Trường hợp 1. Để bảo vệ môi trường, học sinh trường Trung học phỏổ thông A luôn tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh ở khu dân cư vào mỗi sáng chủ nhật.

Trường hợp 2. Gia đình ông T chuyên sản xuất thức ăn gia súc nhằm cung ứng cho nhu cầu trong huyện. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia đình ông T đã không xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà đã xả trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông bên cạnh.

Trường hợp 3. Bà H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và luôn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đây đủ. Thấy vậy, P là con trai bà đã cho rằng, bà H không cần phải đóng thuế vì gia đình nhà mình chỉ kimh doanh nhỏ lẻ.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường trung học phổ thông A, gia đình ông T, bà H và P trong các trường hợp trên?

b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

Giải nhanh:

a) Nhận xét:

  • Trường hợp 1, 2, 3 (Bà H): Các nhân vật đã thực hiện đúng nghĩa vụ công dân, tuân thủ Hiến pháp.
  • Trường hợp 3 (P): P đã vi phạm nghĩa vụ công dân khi khuyên mẹ trốn thuế.

b) Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp:

  • Tìm hiểu Hiến pháp: Nắm rõ quy định của Hiến pháp.
  • Thực hành: Áp dụng Hiến pháp vào cuộc sống hàng ngày.
  • Tuyên truyền: Vận động mọi người cùng tuân thủ pháp luật.

Luyện tập

Câu 1: Theo em, những khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?

A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.

D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.

E. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.

Giải nhanh:

Những khẳng định đúng về Hiến pháp:

A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.

E. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

=> Giải thích: Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Câu 2: Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và pháp luật.

Giải nhanh:

Sự khác biệt giữa Hiến pháp và pháp luật:

  • Hiến pháp:
    • Là luật cơ bản, có hiệu lực cao nhất.
    • Giới hạn quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền lợi nhân dân.
    • Thể hiện ý chí của nhân dân.
  • Pháp luật:
    • Là hệ thống quy tắc xử sự.
    • Dựa trên Hiến pháp, chi tiết hóa các quy định.
    • Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

Câu 3: Theo em, hành vi của người nào trong các trường hợp dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Vì sao?

A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Chị T là cán bộ hội phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.

D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

E. Ông B có hành vi chống phá lại chính quyền nhà nước.

Giải nhanh:

Các ví dụ về việc tuân thủ Hiến pháp:

  • Anh X: Thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
  • Chị T: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng.
  • Doanh nghiệp A: Đóng thuế đầy đủ, góp phần vào ngân sách nhà nước.

Câu 4: Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.

a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?

b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?

Giải nhanh:

a) Bạn Q đã hiểu sai về Hiến pháp. 

b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q rằng: Các quy định trong Hiến pháp có liên quan đến tất cả người dân Việt Nam.

Giải thích: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất vẻ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 

Câu 5: Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về việc các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong, muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn Bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.

a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?

b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa gì?

Giải nhanh:

a) Nhận xét về các bạn lớp P: các bạn có tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuân thủ Hiến pháp.

b) Buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa:

  • Cung cấp các thông tin về Luật nghĩa vụ quân sự.
  • Giúp các bạn hiểu đúng về nghĩa vụ quân sự.
  • Tuyên truyền, vận động các bạn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ điều kiện.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiền pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.

Giải nhanh:

Em tự thực hiện.

* Gợi ý tham khảo:

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬTCHỦ ĐỀ 8:  HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬTCHỦ ĐỀ 8:  HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Câu 2: Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ học tập và nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo Hiến pháp.

Giải nhanh:

Bài tham khảo

  Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

  Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013. Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam.

  Hiến pháp năm 2013 gồm Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới; giữ nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.

  Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện nhiều điểm mới.  So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến.

  Đối với học sinh, quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân trong Hiến pháp 2013 là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với mỗi công dân, mỗi công dân trên đất nước đều có quyền được tiếp cận giáo dục và có nghĩa vụ học tập tạo nền tảng vững chắc có đất nước. Vì vậy, học sinh chúng ta phải chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường, Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. 

  Bên cạnh đó, Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là như nhau. Bất cứ công dân nào cũng cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nâng cao ý thức của bản thân để góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Cùng nhau tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. Cùng với đó, phối hợp chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác