Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?
- A. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại
- B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành
- C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công
D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
- B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
- C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện
- D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước
Câu 3: Hiến pháp là .......... của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí .......... quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các .......... và .......... cơ bản của con người; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước.
A. luật cơ bản, cao nhất, quyền, nghĩa vụ
- B. luật cơ bản, cao nhất, nghĩa vụ, quyền
- C. bộ luật, cao nhất, quyền, nghĩa vụ
- D. luật cơ bản, thấp nhất, quyền, nghĩa vụ
Câu 4: Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt
- B. Đa số biểu quyết
- C. Luật hành chính
D. Sự hướng dẫn của chính phủ
Câu 5: Mọi người có quyền hiến một bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- A. quyền giáo dục
B. quyền con người
- C. quyền kinh tế
- D. quyền đi học
Câu 6: Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
D. 5
Câu 7: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào sau đây?
- A. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội
- B. Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp
- C. Hành pháp và tư pháp
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
- A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước
- B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia
- D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước
Câu 9: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã có mấy bản Hiến pháp?
- A. 3
- B. 4
C. 5
- D. 6
Câu 10: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25). Điều luật trên thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013?
- A. Chế độ chính trị
B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- C. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục
- D. Khoa học, công nghệ và môi trường
Câu 11: Trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò như thế nào?
A. Luật cơ bản của Nhà nước
- B. Pháp luật cơ bản của Nhà nước
- C. Luật thiếu yếu của Nhà nước
- D. Luật thứ cấp của Nhà nước
Câu 12: Nội dung hiến pháp bao gồm vấn đề nào?
- A. Bản chất nhà nước
- B. Chế độ chính trị
- C. Chế độ kinh tế
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?
A. Sửa đổi, bổ sung
- B. Thay thế
- C. Xóa bỏ
- D. Giữ nguyên
Câu 14: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
- A. Là luật cơ bản của Nhà nước
- B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác
- C. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?
A. Hợp đồng
- B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- C. Chính phủ
- D. Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô
Câu 16: Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.
Hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.
- A. Ông K không trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng
- B. Ông K không cần lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người
C. Ông K có trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động không lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 17: Nội dung nào sau đây nói về đặc điểm của Hiến pháp?
- A. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia
- B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước
- C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Mọi công dân đối với Hiến pháp phải như thế nào?
- A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật
- B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật
- C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được
D. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật
Câu 19: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 20: Mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
- A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp
- B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp
- C. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 21: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Luật cơ bản của nước ta
- B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất
- C. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 22: Nội dung nào sau đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Là luật cơ bản
- B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- C. Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 23: Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?
- A. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- B. Là văn bản do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
- C. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 24: Nhận định sai là
A. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác
- B. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp
- C. Nếu các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,... có nội dung trái với Hiến pháp thì bắt buộc phải thay đổi các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,...
- D. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Câu 25: Chủ thể nào có trách nhiệm chấp hành và bảo vệ Hiến pháp?
- A. Cán bộ - công chức
- B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
C. Công dân
- D. Người từ đủ 15 tuổi trở lên
Bình luận