Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào dưới đây thể hiện đúng về bản chất của tăng trưởng kinh tế?

  • A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
  • B. sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định.
  • C. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
  • D. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

Câu 2: Quá trình quy mô và tốc độ tăng trưởng thể hiện sự thay đổi nào?

  • A. nhanh hay chậm giữa các thời kì.
  • B. tăng lên qua từng giai đoạn.
  • C. giảm đi qua từng giai đoạn.
  • D. biến đổi qua các năm.

Câu 3: Tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mấy chỉ tiêu?

  • A. 3 chỉ tiêu.
  • B. 4 chỉ tiêu.
  • C. 5 chỉ tiêu.
  • D. 6 chỉ tiêu.

Câu 4: GDP là gì?

  • A. Là thước đo sản lượng của thế giới.
  • B. Là thước đo sản lượng châu lục.
  • C. Là thước đo sản lượng quốc gia.
  • D. Là thước đo sản lượng thành phố.

Câu 5: GNI là viết tắt của chỉ tiêu nào sau đây?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội.
  • B. Tổng thu nhập quốc dân.
  • C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
  • D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 6: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?

  • A. Kinh tế, xã hội và y tế.
  • B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Giáo dục, xã hội và kinh tế.
  • D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.

Câu 7: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là

  • A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.
  • B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.
  • C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
  • D. thước đo sản lượng quốc gia.

Câu 8: Sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được gọi là

  • A. thành phần kinh tế.
  • B. tăng trưởng kinh tế.
  • C. phát triển kinh tế.
  • D. chuyển dịch kinh tế.

Câu 9: Chỉ số bất bình đẳng xã hội thể hiện qua

  • A. tỉ lệ nghèo đa chiều.
  • B. hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
  • C. sự phát triển của con người trên ba phương diện.
  • D. trình độ phân công lao động xã hội.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây nói đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

  • A. Tăng trưởng kinh tế là nội dung, là điều kiện cần để phát triển bền vững.
  • B. Phát triển bền vững là nội dung, là điều kiện cần để tăng trưởng kinh tế.
  • C. Phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế là hai quá trình hoàn toàn tách biệt.
  • D. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển bền vững.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?

  • A. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.
  • B. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
  • C. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
  • D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 12: Công thức tính GDP là?

  • A. GDP = C + I + G + (X – M)
  • B. GDP = C + I + G(X – M)
  • C. GDP = C x I + G + (X – M)
  • D. GDP = C + I – G + (X – M)

Câu 13: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội.
  • B. Tổng thu nhập quốc dân.
  • C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
  • D. Tổng thu nhập kinh tế.

Câu 14: Ý nào dưới đây thể hiện đúng về cơ cấu kinh tế?

  • A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
  • B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí.
  • C. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
  • D. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.

Câu 15: Cơ cấu kinh tế ngành không phản ánh nội dung nào dưới đây?

  • A. Trình độ phân công lao động xã hội.
  • B. Trình độ phát triền của lực lượng xã hội.
  • C. Trình độ khoa học công nghệ.
  • D. Trình độ phát triển con người.

Câu 16: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?

  • A. Phát triển con người.
  • B. Tiến bộ xã hội.
  • C. Tăng trưởng kinh tế.
  • D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
  • B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế.
  • C. Nâng cao phúc lợi xã hội.
  • D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 18: Em hãy chọn cách hiểu đúng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ trong các câu dưới đây:

  • A. Quá trình tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp và nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
  • B. Quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
  • C. Quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong GDP và giảm giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp.
  • D. Quá trình tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp và nông nghiệp trong GDP và giảm giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác