Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN 1: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
  • Nêu được các cách chi tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
  • Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là thước do sản lượng quốc gia (giá trị tạo ra ở trong nước), đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người): là thước đo lượng hàng hoá, dịch vụ trung bình một người dân của quốc gia có thể có, phản ánh cụ thể hơn quy mô sản lượng của quốc gia so với chỉ tiêu GDP, đồng thời phản ánh mức sống . tương đối của người dân ở quốc gia đó trong một thời kì nhất định.

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, thể hiện đầy đủ hơn sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế so với chỉ tiêu GDP (vì có tính thêm yếu tố ngoài lãnh thổ quốc gia).

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người): là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, được dùng để so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời cũng được dùng làm thước đo về sự gia tăng mức thu nhập, mức sống của người dân giữa các quốc gia.

- Mức tăng các chỉ số tăng trưởng của thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc cần so sánh thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng tỉ lệ phần trăm thay đổi của các chỉ số tăng trưởng từ thời kì này sang thời kì khác.

– Vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu của phát triển kinh tế, phản ánh sự thay đổi về mặt lượng; phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm tăng trưởng kinh tế;

+ Tạo tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Tạo điều kiện giải quyết vấn đề việc làm;

+ Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, vai trò quản lí của Nhà nước đối với xã hội;

+ Tạo điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu so với các quốc gia khác.

2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu của phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là sự lớn lên về quy mô cùng với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.

- Chỉ tiêu phát triển kinh tế bao gồm:

+ Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: sự gia tăng GDP, GDP/người, GNI, GNI/người.

+ Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực thể hiện ở chỉ tiêu: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.

Trong giai đoạn 2018 – 2022, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Biểu đồ cho thấy tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP năm 2022 tăng so với năm 2018, tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP giảm. 

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng, chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini) giảm.

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bên vững

– Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:

+ Tăng trưởng kinh tế là nội dung cơ bản, điều kiện cần của phát triển bền vững;

+ Tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ dẫn

đến những hậu quả như: môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt; phân hoá giàu nghèo; sự bất bình đẳng; ảnh hưởng xấu đến văn hoá truyền thống, đạo đức, lối sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác