5 phút giải Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo trang 6

5 phút giải Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo trang 6. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

MỞ ĐẦU

Hãy chia sẻ hiểu biết của em về thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây.

KHÁM PHÁ

CH1: Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm.

- Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ tiêu nào; những chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.

A green and white table with numbers

Description automatically generated

A graph with a line and a red dot

Description automatically generated

CH2: Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

- Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.

CH3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- Làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế theo gợi ý dưới đây.

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu

?

?

Vai trò

?

?

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vì sao?

a.Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng

thu nhập quốc dân (GNI). 

b. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của 

quốc gia trong thời điểm nhất định. 

c. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một

quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đấu người |

d. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một

quốc gia. 

e. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy

mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. 

g. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định

Câu 3: Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:

a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gặp hai lẫn so với năm 2011. Trong giai doạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 706. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011. 

b. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khoẻ của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần. 

c. Bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số

Gini giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Thông qua hệ số Gini cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biển động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao. 

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

a. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

b. Các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nhưng muốn phát triển.

được phải dựa vào tăng trưởng kinh tế. 

c. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ mới trường.

Câu 5: Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế trong thông tin sau:

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu phẩn đấu để đến giữa thể kỉ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là điều kiện để thanh niên thể hiện tài năng, sáng tạo, sức trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra những cơ hội mới cho thanh niên tiếp cận công nghệ hiện đại và tri thức văn minh của nhân loại trong thời đại mới. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ đối với công tác thanh niên: tăng cường giáo dục thế hệ trẻ lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

VẬN DỤNG

Em hãy sưu tầm thông tin về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với lĩnh vực giáo dục, y tế ở một quốc gia mà em biết.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

MỞ ĐẦU

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 927 nghìn đồng so với năm 2021.

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2023 là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2022.

Như vậy, ta có thể thấy, thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên đáng kể. 

KHÁM PHÁ 

CH1:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 2018 – 2022 đều không có dấu hiệu giảm sút.

- Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người) giai đoạn 2018 – 2022 tăng đáng kể: trung bình tăng hơn 2 triệu đồng mỗi năm.

- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) giai đoạn 1996 – 2021 tăng lên đáng kể: trung bình tăng 131,6 USD mỗi năm.

Điều này phản ánh sự phát triển kinh tế của Việt Nam và cải thiện mức sống của người dân.

CH2:

•         Từ các biểu đồ, bảng số liệu đã cho trong bài, ta có thể thấy:

- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2018 – 2022 có sự biến động đáng kể:

+ Giai đoạn 2019 – 2020 là giai đoạn phải đối mặt với đại dịch Covid -19, GDP của Việt Nam giảm từ 7,36% xuống còn 2,87%, một mức giảm đáng báo động.

+ Giai đoạn 2020 – 2021 được coi là giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid -19, GDP của Việt Nam lại tiếp tục giảm từ 2,87% xuống còn 2,56%.

+ Tuy nhiên đến giai đoạn 2021 – 2022, GDP của Việt Nam đã tăng từ 2,56% lên tới 8,02%, một mức tăng vượt bậc.

- Chỉ số phát triển con người HDI tăng lên trong giai đoạn 2018 – 2021

- Tỉ lệ nghèo đa chiều cũng như hệ số bất bình đằng trong phân phối thu nhập Gini đều có sự giảm đi rõ rệt trong giai đoạn 2018 – 2021.

- Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo ngành kinh tế năm 2022 so với năm 2017 đều có sự tăng lên ở các nhóm ngành: công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Đây có thể là dấu hiệu của một nền kinh tế đang trải qua quá trình công nghiệp hoá và phát triển hạ tầng.

- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2019 – 2022 cũng có biểu hiện tăng ở các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

•         Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế:

- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: GDP; GDP/người; GNI; GNI/người.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng “giá tri tuyệt đối của các ngành đều tăng.

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

          + Chỉ số phát triển con người (HDI)

          + Chỉ số đói nghèo

          + Chỉ số bất bình đẳng.

•         Sự phản ánh của các chỉ tiêu của phát triển kinh tế:

- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: phản ánh về hiệu suất của nền kinh tế, thường phản ánh sự phát triển tích cực và sự tiến bộ của một nền kinh tế, đồng thời có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức sống và tạo ra cơ hội việc làm cho người dân.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: phản án trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng xã hội, trình độ khoa học công nghệ,…

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: 

          + HDI: phản ánh sự phát triển toàn diện của con người trong một quốc gia, không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mà còn bao gồm giáo dục, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

          + Chỉ số đói nghèo: phản ánh những thiếu hụt mà người nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

+ Chỉ số bất bình đẳng: phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

CH3:

•         Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:

- Tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực cần thiết để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, hạ tầng, và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

- Phát triển bển vững cần có quản lý thông minh của tăng trưởng kinh tế: Để đạt được phát triển bền vững, cần có sự cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Các chính sách và biện pháp quản lý thông minh có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo ra cơ hội cho phát triển bền vững.

•         Những chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam:

1- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu... phát triển đất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2- Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm của Việt Nam.

3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.

5- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh; đặc biệt là chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

6- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, tăng nhanh các ngành dịch vụ dựa trên công nghệ mới, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số...

LUYỆN TẬP 

Câu 1: 

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu

- GDP

- GDP/người

- GNI

- GNI/người

- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

+ Chỉ số phát triển con người

+ Chỉ số đói nghèo

+ Chỉ số bất bình đẳng xã hội

Vai trò

Phản ánh sự thay đổi về mặt lượng

Phản ánh cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế.

Giúp giảm tình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, góp phần quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị; tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhà nước. Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển.

Câu 2: a, b, e.

a. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường thông qua sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).

b. GDP là một trong những chỉ tiêu chính được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

e. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia, thường biểu hiện qua quy mô tăng trưởng (tổng GDP) và tốc độ tăng trưởng (tỷ lệ tăng trưởng GDP).

Câu 3: 

a) Chỉ tiêu: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), cho thấy sự cải thiện đáng kể trong thu nhập bình quân của người dân Việt Nam trong giai đoạn này.

b) Chỉ tiêu: Chỉ số phát triển con người (HDI), cho thấy sự cải thiện đáng kể về các khía cạnh giáo dục, sức khỏe và thu nhập bình quân của người dân Việt Nam.

c) Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội, cho thấy dấu hiệu tích cực, cho thấy nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bất bình đẳng và tạo ra một môi trường kinh doanh và xã hội công bằng hơn. 

Câu 4: 

c. Vì phát triển bền vững không chỉ là việc đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, mà còn bao gồm các khía cạnh khác như tiến bộ xã hội, công băng, và bảo vệ môi trường. 

- Không đảm bảo răng sự tăng trưởng đó là bền vững nếu không được kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo công băng xã hội và tiến bộ.

- Do đó, để đạt được phát triển bền vững, cần phải duy trì sự cân băng giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 5: 

Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên.

Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

VẬN DỤNG 

Đối với một quốc gia như Mỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và y tế:

1. Giáo dục:

- Tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để đầu tư vào giáo dục, bao gồm xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, và đào tạo giáo viên.

- Tăng trưởng kinh tế cũng có thể tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn cho người dân, từ đó giúp họ có khả năng truy cập và duy trì việc học tập.

2. Y tế:

- Tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực tài chính cho hệ thống y tế, giúp nâng cao cơ sở hạ tầng y tế, mua sắm trang thiết bị y tế tiên tiến và thuốc men, cũng như tăng cường đào tạo và thu hút nhân lực y tế chất lượng.

- Tăng trưởng kinh tế cũng có thể giúp giảm bớt bất bình đẳng trong việc truy cập dịch vụ y tế, đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tiếp cận chăm sóc y tế cần thiết.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo, giải Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo trang 6, giải Kinh tế pháp luật 12 CTST trang 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác