Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mặc dù gia đình khá giả, được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhưng S rất thờ ơ với việc học tập. Thấy thành tích của S không tốt, giáo viên chủ nhiệm đã phân công hai bạn H và B giúp đỡ S trong học tập. Tuy nhiên, mỗi khi làm bài tập nhóm, S thường tỏ thái độ không hợp tác, thỉnh thoảng lại có hành vi trêu đùa, cản trở H và B học bài. Các bạn nhắc nhở, góp ý thì S lại có những lời nói và thái độ thiếu tôn trọng với bạn.

  • A. Bạn H.
  • B. Bạn S.  
  • C. Giáo viên chủ nhiệm.
  • D. Bạn B.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

  • A. văn hoá.
  • B. giáo dục.   
  • C. chính trị.
  • D. an ninh.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

  • A. Sinh viên tham gia các hoạt động nghiệp vụ do nhà trường tổ chức.
  • B. Học sinh nghỉ học tạm thời theo quy định khi có dịch bệnh bùng phát.
  • C. Cha mẹ ngăn cản con tham gia hoạt động tập thể của trường lớp.   
  • D. Người học đủ tiêu chuẩn được nhận vào học đúng ngành đăng kí.

Câu 4: Đâu là nghĩa vụ của công dân trong học tập?

  • A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.
  • B. Được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân.
  • C. Được học tập trong môi trường năng động.
  • D. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc.

Câu 5: Tất cả các sinh viên đều phải tham gia và hoàn thành khóa học quân sự trong nhà trường là thể hiện nghĩa vụ nào của công dân trong học tập?

  • A. Tôn trọng cán bộ, giảng viên.
  • B. Tham gia hoạt động tập thể.
  • C. Rèn luyện theo chương trình đào tạo.
  • D. Chấp hành quy định của pháp luật.

Câu 6: Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Quyền học không hạn chế.
  • C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 7: Học tập là

  • A. quyền của công dân.
  • B. nghĩa vụ của Nhà nước.
  • C. quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, học sinh trung học phổ thông thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập. Điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây trong quyền học tập của công dân?

  • A. Học thường xuyên, học suốt đời.
  • B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  • C. Học không hạn chế.
  • D. Học bất cứ ngành, nghề nào.

Câu 9: Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • B. Quyền bất cứ ngành nghề nào.
  • C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. Quyền học không hạn chế.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?

  • A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.
  • B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.
  • C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
  • D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

Câu 11: Năm 70 tuổi, ông K quyết định theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng trong suốt quá trình học ông đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi để tiếp thu những kiến thức mới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông K đã tốt nghiệp loại giỏi và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.

  • A. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.   
  • B. Hoàn thành giáo dục bắt buộc.
  • C. Quyền hoàn thành các chương trình giáo dục.
  • D. Thực hiện phổ cấp giáo dục.

Câu 12: Đâu không phải là quyền của công dân trong học tập?

  • A. Quyền học không hạn chế.
  • B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
  • C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

  • A. Công dân được cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá trình học tập.
  • B. Công dân tố cáo các hành vi vi phạm quyền học tập của công dân.
  • C. Công dân được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự trong học tập.
  • D. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.

Câu 14: Theo Luật Giáo dục năm 2019, Điều 13 là

  • A. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
  • B. Quyền của người học.
  • C. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
  • D. Nhiệm vụ của người học.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là “Quyền của người học” theo Luật Giáo dục năm 2019?

  • A. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  • B. Học tập, rèn luyện thao chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
  • C. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
  • D. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Điều 82 của Luật Giáo dục năm 2019 là

  • A. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
  • B. Nhiệm vụ của người học.
  • C. Quyền của người học.
  • D. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

Câu 17:  Quyền học tập tập của công dân là thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền dân sự.
  • B. Quyền chính trị.
  • C. Quyền kinh tế.
  • D. Quyền văn hóa.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập?

  • A. Trường trung học phổ thông A đã xây dựng và thực hiện chương chình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật.
  • B. Bạn G đã giúp bạn N cùng lớp để bạn N học tốt môn Tiếng Anh.
  • C. Anh D là sinh viên của trường đại học X đã tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
  • D. Trường đại học B quyết định tuyển thẳng bạn K là học sinh đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế.

Câu 19: Mặc dù đã được nhắc nhở về nội quy phòng thi nhưng bạn C vẫn có những hành vi gian lận trong thi cử. Hành vi đó đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập của công dân.
  • B. Quyền tự do của công dân.
  • C. Nghĩa vụ dân sự của công dân.
  • D. Quyền được phát triển của công dân.

Câu 20: Hoạt động nào dưới đây không phải là quyền học tập của công dân?

  • A. Trường trung học phổ thông A đã trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Đoàn Thanh niên trường trung học phổ thông M đã tổ chức hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lí cho học sinh.
  • C. Công đoàn trường trung học phổ thông N tổ chức cuộc thi “Dạy tốt – Học tốt”.
  • D. Trường trung học phổ thông E đã thực hiện hoạt động “Hòm thư góp ý” nhằm giúp học sinh tham gia xây dựng trường lớp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác