Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo bài 6 Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 6 Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách - sách chân trời . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện khái niệm của ngân sách nhà nước?
- A. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán.
- B. do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- C. bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Ngân sách nhà nước nước ta bao gồm mấy loại chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của ngân sách nhà nước?
- A. Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.
- B. Thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.
- C. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của nhân sách nhà nước?
- A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.
- B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội
- C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây nói về nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước?
A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- B. Nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- D. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách là nội dung nói về thuộc tính nào của ngân sách nhà nước?
- A. Khái niệm ngân sách nhà nước.
- B. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.
C. Quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước.
- D. Vai trò của ngân sách nhà nước.
Câu 7: Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước được quy định cụ thể ở văn bản pháp luật nào?
- A. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
B. Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13.
- C. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 số 29/2018/QH14.
- D. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 số 77/2015/QH13.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không thuộc vai trò của ngân sách nhà nước?
- A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.
- B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.
- C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 9:Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước được thể hiện qua nội dung nào sau đây?
- A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.
- B. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán.
- C. Chấp hành đúng quy định của pháp luật thống kê và công khai ngân sách.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước?
A. Quốc hội.
- B. Chính phủ.
- C. Tòa án tối cao.
- D. Chủ tịch nước.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước?
A. Tổng thu lớn hơn tổng chi.
B. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi.
- C. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi
- D. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi.
Câu 12: Chi ngân sách nhà nước không ảnh hưởng đến điều gì?
- A. Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
B. Mối quan hệ của các doanh nghiệp
- C. Việc cân bằng an sinh xã hội
- D. Việc tạo một nền tảng chính trị ổn định
Câu 13: Công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng cách nào?
A. Nộp thuế, phí và lệ phí.
- B. Tham gia lực lượng lao động.
- C. Thành lập doanh nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Đâu là một bộ phận của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách chính phủ
- B. Ngân sách đối ngoại
- C. Ngân sách quốc phòng
D. Ngân sách địa phương
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
- B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Câu 16: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện trong trường hợp “Chính phủ họp bàn xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức.” là gì?
- A. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
- B. Giúp những người làm trong chính phủ giàu có.
- C. Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
D. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của những người làm trong bộ máy nhà nước.
Câu 17: Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vai trò của ngân sách nhà nước trong trường hợp này là gì?
- A. Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
- B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
C. Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
- D. Triển khai dự án nông thôn sánh ngang thành phố.
Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước được thi hành với sự đồng ý của Quốc hội.
- B. Ngân sách nhà nước được Quốc hội giám sát trực tiếp.
- C. Ngân sách nhà nước tạo lập nguồn vốn lớn cho nền kinh tế.
- D. Ngân sách nhà nước thực thi vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia.
Câu 19: Người dân có quyền gì về ngân sách nhà nước?
- A. Quyền được biết về thông tin ngân sách.
- B. Quyền có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách.
C. Quyền giám sát hiệu quả sự dụng ngân sách.
- D. Quyền kiến nghị kiểm toán ngân sách nhà nước.
Câu 20: Ý kiến nào sau đây ta có thể đồng tình?
- A. Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu chi của ngân sách nhà nước.
- B. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
C. Ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế như kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính.
- D. Ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức bội chi để đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội.
Bình luận