Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tỉnh Quảng Ninh có các huyện đảo nào sau đây?

  • A. Vân Đồn và Cô Tô.
  • B. Cát Hải và Bạch Long Vĩ.
  • C. Cồn Cỏ và Cát Hải.
  • D. Vân Đồn và Cát Hải.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ ?

  • A. Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản vùng biển.
  • B. Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài.
  • C. Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.
  • D. Góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Câu 3: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?

  • A. 32 cảng.
  • B. 33 cảng.
  • C. 34 cảng.
  • D. 35 cảng.

Câu 4: Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Sài Gòn.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Nghi Sơn.

Câu 5: Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì:

  • A. Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.
  • B. Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
  • C. Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế.
  • D. Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao.

Câu 6: Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh/thành phố nào sau đây?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 7: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?

  • A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
  • B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
  • D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển.

Câu 8: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?

  • A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
  • B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
  • C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
  • D. Có nhiều cửa sông rộng.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?

  • A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
  • B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
  • C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

Câu 10: Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.
  • B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
  • D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 11: Phú Quốc hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam còn được mệnh danh là:

  • A. hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
  • B. hòn đảo Xanh trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
  • C. hòn đảo Vàng trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.
  • D. hòn đảo Ngọc trên vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

  • A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
  • B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
  • D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?

  • A. Khi lọc hóa dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.
  • B. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.
  • C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.
  • D. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

Câu 14: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là gì?

  • A. Cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
  • B. Hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
  • C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
  • D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác